Trong giai đoạn 1995-2007, Malaysia đã nhập khẩu 366 quả tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại R-73E (NATO định danh là AA-11 Archer) từ Nga trang bị cho các máy bay tiêm kích Su-30MKM và MiG-29N.
R-73E là một tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại với một đầu dò hồng ngoại được làm mát bằng chất đông lạnh và có khả năng thay đổi góc đầu dò. Nó có thể "nhìn thấy" mục tiêu ở góc lên đến 40° tính từ trục giữa của tên lửa.
Đặc biệt, R-73E có thể được chỉ thị mục tiêu nhờ mũ bay tích hợp kính ngắm (HMS) cho phép các phi công chỉ thị mục tiêu bằng cách nhìn vào mục tiêu đó. Tầm bay tối thiểu là khoảng 300 mét, với phạm vi bay khí động học tối đa gần 30 km.
|
Hệ thống kính ngắm tích hợp trên mũ bay Sura (Ukraine sản xuất) lắp trên mũ phi công Zsh-7 của Nga. |
Kính ngắm tích hợp trên mũ bay Sura được thiết kế để lấy đường ngắm cho các vũ khí có điều khiển (tên lửa dẫn đường) và các hệ thống giám sát mục tiêu lên những mục tiêu trong tầm nhìn bằng cách phi công chỉ cần quay đầu hướng về phía mục tiêu đó, mà không làm thay đổi quá trình bay.
Việc triển khai MiG-29N và tên lửa R-73E của Malaysia cung cấp một sự kết hợp của khả năng thay đổi góc đầu dò tên lửa và sự cơ động của máy bay, cho phép phi công có được cơ hội khai hỏa trước mục tiêu, tỷ lệ tiêu diệt của tên lửa cao hơn và khả năng sống sót tốt hơn so với các máy bay chiến đấu hiện đại khác.
|
Phi công trên tiêm kích đa năng Su-30MKM của Malaysia đôi mũ phi công Gallet của Pháp được lắp hệ thống kính ngắm tích hợp trên mũ phi công Sura. |
Thật thú vị rằng hệ thống kính ngắm tích hợp trên mũ bay Sura không phải là mới trong kho vũ khí của Không quân Hoàng gia Malaysia. MiG-29N được đưa vào phục vụ trong năm 1995 đã được sử dụng hệ thống này, có thể là vào đầu năm 1996.
Với kho vũ khí có vũ khí Nga lẫn Pháp của Malaysia, không có gì là khó hiểu khi hệ thống kính ngắm tích hợp trên mũ bay Sura được lắp trên mũ bay Gallet của Pháp trang bị cho phi công máy bay Su-30MKM.