Theo tờ Nhân dân Nhật báo, với sự trợ giúp của hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, Quân đội Trung Quốc có khả năng phát động tấn công chính xác cao chống lại bất kỳ mục tiêu nào trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Các máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc như Su-30MKK và JH-7A, sẽ sử dụng tên lửa không đối đất chống lại các mục tiêu ở Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những tên lửa này dễ bị gây nhiễu, và quá đắt đỏ để sử dụng qui mô lớn trong những cuộc chiến với Nhật Bản, Đài Loan hay Mỹ.
|
Bom lượn thông minh LS-6 của Trung Quốc.
|
Những gì Trung Quốc cần là vũ khí tấn công chính xác cao với khả năng tương đương vũ khí được Mỹ sản xuất, và phải có giá thành rẻ. Điển hình là các cơ cấu biến bom “ngu” (không điều khiển) thành bom dẫn đường GPS chính xác cao. Vì hầu hết các vũ khí tấn công chính xác cao có thể được cải tạo từ bom thông thường, nên giá thành rẻ hơn tên lửa không đối đất rất nhiều. Lí do duy nhất khiến Trung Quốc hiện không sản xuất bom này, đó là bởi chúng sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS do Mỹ kiểm soát.
“Để ngăn chặn Mỹ kiểm soát GPS trong một cuộc xung đột tiềm năng giữa hai cường quốc, hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc là rất quan trọng cho Quân đội Trung Quốc”, tờ báo cho biết.
|
Hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu giúp vũ khí Trung Quốc như "hổ mọc thêm cánh".
|
Trên cơ sở đó, Quân đội Trung Quốc sẽ có nhiều vũ khí tiến công chính xác cao với giá rẻ.
Các loại bom dẫn đường chính xác, chẳng hạn như các LS-6, CS/BBC5 và CM-506KG, đã được phát triển ở Trung Quốc.
Dự kiến, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có thể khởi động các cuộc tấn công trên toàn cầu khi toàn bộ chương trình Bắc Đẩu được hoàn tất.