Do ảnh hưởng có dịch COVID-19, nhất là thời điểm Hải Dương thực hiện cách ly xã hội, việc tiêu thụ nông sản của nông dân hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do các thương lái không thể vận chuyển hàng hóa do quy định phòng chống dịch. Hải Dương còn khoảng 90.000 tấn rau màu vụ đông cần tiêu thụ, chủ yếu là hành, tỏi, cà rốt, rau ăn lá.Ông Trần Văn Quân, Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương cho biết, Hải Dương có khoảng 10.000 tấn cà rốt và 3.000 tấn rau đang bảo quản trong kho mát, chưa kể 30.700 tấn cà rốt và 5.500 tấn rau đến kỳ thu hoạch. Ngoài ra còn có 1.000 tấn heo sữa, rau chế biến bảo quản trong kho cấp đông cùng nhiều mặt hàng khác đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, thương lái không đến thu mua do việc đi lại phải trải qua quá nhiều thủ tục. Ngoài ra, hiện Chí Linh khoảng 700.000 con gà cần được tiêu thụ.Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản đề nghị các đơn vị tỉnh bạn tạo điều kiện để vận chuyển hàng hóa. Mới đây, Hải Phòng đã cho phép các xe vận tải hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại tỉnh Hải Dương vào địa phương này nếu đáp ứng các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Quân, Hải Phòng vẫn chưa có văn bản chính thức về nội dung này và thực tế hàng nông sản trên địa bàn vẫn gặp khó khăn trong vấn đề thông thương. "Để tháo gỡ cho bà con nông dân tại Hải Dương, cần có cơ chế hỗ trợ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương nhằm giúp hàng hóa vận chuyển đảm bảo khơi thông hiệu quả".Cánh đồng rau xã Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) là cảnh nhiều diện tích su hào phải chặt bỏ do không thể tiêu thụ.Súp lơ lở hoa do không bán được.Anh Nguyên Đình Sáng, thôn Đươi (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc) cho biết, do dịch bệnh, nhiều tiểu thương các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh đã không sang thu mua rau, củ quả khiến một lượng lớn bị tồn, người dân phải chặt bỏ vứt đi như xu hào, súp lơ do quá thời gian thu hoạch.Một phần rau củ quà được bán với giá rất rẻ như su hào 400 đồng/củ, súp lơ 2000 đồng. Dù có bán được thì người nông dân vẫn lỗ nặng so với chi phí sản xuất.Do đó nhiều diện tích rau màu sau tết đã không thể tiêu thụ kịp thời dẫn đến việc súp lơ lở hoa...Su hào được chặt bỏ đổ thành từng đống trên cánh đồng.Phần lớn su hào bị chặt bỏ do không bán kịp dẫn đến to và già quá cỡ.Su hào đổ trên ruộng.Trắng cánh đồng.Hoặc bị băm ra để bón cho đất.Thậm chí bị vứt khắp mương nước.Sau bao ngày tháng chăm sóc, đến mùa thu hoạch...Người nông dân lại rớt nước mắt xót xa cùng nỗi lo lắng cuộc sống khó khăn trong thời gian tới.Cùng chung tình cảnh, diện tích rau màu vụ đông chưa thu hoạch của huyện Cẩm Giàng hiện còn gần 300ha. Cây vụ đông gồm cà rốt, bắp cải, cà chua, su hào, súp lơ… tập trung ở vùng đất bãi ven sông Thái Bình và một số chuyển đổi đất trồng lúa tại xác xã Đức Chính, Cẩm Văn, Cẩm Vũ, Cao An cũng không ít nông sản phải chặt vứt bỏ.Mới đây, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã có chỉ đạo các Sở Công Thương địa phương đề nghị các đơn vị phân phối tăng cường thu mua nông sản của Hải Dương, giúp tiêu thụ được phần nào số lượng nông sản tại tỉnh này. Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường chế biến nông sản. Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo ngành Công Thương kết nối cung cầu, hỗ trợ tối đa để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, nhất là nông sản của Hải Dương. Nhiều siêu thị, tổ chức cá nhân đang chung tay giải cứu nông sản Hải Dương.Hiện một số hệ thống phân phối lớn như MM Mega Market, Central Group đã có văn bản gửi Bộ Công Thương và Hải Dương mong muốn kết nối đến các đơn vị, cơ sở sản xuất và các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ được phần nào trong việc giải cứu nông sản.Người nông dân dù thiệt hại nặng vẫn hy vọng vớt vát lại để vượt qua đại dịch khó khăn.Nhưng muốn làm được điều đó, cần sự chung tay giúp sức của cả nước.Video: Nông sản Hải Dương đổ trắng cánh đồng.
Do ảnh hưởng có dịch COVID-19, nhất là thời điểm Hải Dương thực hiện cách ly xã hội, việc tiêu thụ nông sản của nông dân hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do các thương lái không thể vận chuyển hàng hóa do quy định phòng chống dịch. Hải Dương còn khoảng 90.000 tấn rau màu vụ đông cần tiêu thụ, chủ yếu là hành, tỏi, cà rốt, rau ăn lá.
Ông Trần Văn Quân, Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương cho biết, Hải Dương có khoảng 10.000 tấn cà rốt và 3.000 tấn rau đang bảo quản trong kho mát, chưa kể 30.700 tấn cà rốt và 5.500 tấn rau đến kỳ thu hoạch. Ngoài ra còn có 1.000 tấn heo sữa, rau chế biến bảo quản trong kho cấp đông cùng nhiều mặt hàng khác đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, thương lái không đến thu mua do việc đi lại phải trải qua quá nhiều thủ tục. Ngoài ra, hiện Chí Linh khoảng 700.000 con gà cần được tiêu thụ.
Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản đề nghị các đơn vị tỉnh bạn tạo điều kiện để vận chuyển hàng hóa. Mới đây, Hải Phòng đã cho phép các xe vận tải hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại tỉnh Hải Dương vào địa phương này nếu đáp ứng các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Quân, Hải Phòng vẫn chưa có văn bản chính thức về nội dung này và thực tế hàng nông sản trên địa bàn vẫn gặp khó khăn trong vấn đề thông thương. "Để tháo gỡ cho bà con nông dân tại Hải Dương, cần có cơ chế hỗ trợ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương nhằm giúp hàng hóa vận chuyển đảm bảo khơi thông hiệu quả".
Cánh đồng rau xã Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) là cảnh nhiều diện tích su hào phải chặt bỏ do không thể tiêu thụ.
Súp lơ lở hoa do không bán được.
Anh Nguyên Đình Sáng, thôn Đươi (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc) cho biết, do dịch bệnh, nhiều tiểu thương các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh đã không sang thu mua rau, củ quả khiến một lượng lớn bị tồn, người dân phải chặt bỏ vứt đi như xu hào, súp lơ do quá thời gian thu hoạch.
Một phần rau củ quà được bán với giá rất rẻ như su hào 400 đồng/củ, súp lơ 2000 đồng. Dù có bán được thì người nông dân vẫn lỗ nặng so với chi phí sản xuất.
Do đó nhiều diện tích rau màu sau tết đã không thể tiêu thụ kịp thời dẫn đến việc súp lơ lở hoa...
Su hào được chặt bỏ đổ thành từng đống trên cánh đồng.
Phần lớn su hào bị chặt bỏ do không bán kịp dẫn đến to và già quá cỡ.
Su hào đổ trên ruộng.
Trắng cánh đồng.
Hoặc bị băm ra để bón cho đất.
Thậm chí bị vứt khắp mương nước.
Sau bao ngày tháng chăm sóc, đến mùa thu hoạch...
Người nông dân lại rớt nước mắt xót xa cùng nỗi lo lắng cuộc sống khó khăn trong thời gian tới.
Cùng chung tình cảnh, diện tích rau màu vụ đông chưa thu hoạch của huyện Cẩm Giàng hiện còn gần 300ha. Cây vụ đông gồm cà rốt, bắp cải, cà chua, su hào, súp lơ… tập trung ở vùng đất bãi ven sông Thái Bình và một số chuyển đổi đất trồng lúa tại xác xã Đức Chính, Cẩm Văn, Cẩm Vũ, Cao An cũng không ít nông sản phải chặt vứt bỏ.
Mới đây, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã có chỉ đạo các Sở Công Thương địa phương đề nghị các đơn vị phân phối tăng cường thu mua nông sản của Hải Dương, giúp tiêu thụ được phần nào số lượng nông sản tại tỉnh này. Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường chế biến nông sản.
Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo ngành Công Thương kết nối cung cầu, hỗ trợ tối đa để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, nhất là nông sản của Hải Dương. Nhiều siêu thị, tổ chức cá nhân đang chung tay giải cứu nông sản Hải Dương.
Hiện một số hệ thống phân phối lớn như MM Mega Market, Central Group đã có văn bản gửi Bộ Công Thương và Hải Dương mong muốn kết nối đến các đơn vị, cơ sở sản xuất và các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ được phần nào trong việc giải cứu nông sản.
Người nông dân dù thiệt hại nặng vẫn hy vọng vớt vát lại để vượt qua đại dịch khó khăn.
Nhưng muốn làm được điều đó, cần sự chung tay giúp sức của cả nước.
Video: Nông sản Hải Dương đổ trắng cánh đồng.