Theo thông tin trên BBC, mỗi năm, 80 tấn rắn biển có nọc độc được ngư dân đánh bắt tại vịnh Thái Lan.
Mặc dù đây là một công việc nguy hiểm nhưng lại mang về lợi ích kinh tế cao nên người dân vẫn tiếp tục đánh bắt.
Đánh bắt rắn biển là công việc rủi ro cao cho ngư dân bởi họ có thể mất mạng nếu bị sinh vật biển này cắn. Loài rắn biển có nọc độc đặt biệt mạnh có thể khiến con người tử vong. Bên cạnh đó, việc đánh bắt nhiều cũng khiến loài rắn biển có nguy cơ tuyệt chủng.
Công việc đánh bắt rắn biển thường diễn ra vào ban đêm. Trên những con thuyền nhỏ, thủy thủ đoàn có từ 7-25 người sử dụng đèn điện để thu hút mực. Ánh sáng cũng hấp dẫn các loài rắn và chúng được đánh bắt lên bờ cùng lúc. Rắn biển thường được cầm nắm bằng tay không, điều này rất nguy hiểm cho ngư dân.
Việc bán rắn biển mang lại lợi ích kinh tế cao nên ngày càng có nhiều người đánh bắt. Khoảng 20 năm trước, chỉ có 20-30 tàu đánh cá đi đánh bắt rắn biển. Thế nhưng ngày nay, có hơn 700 tàu và mỗi năm, họ mang về 80 tấn rắn biển.
Có hơn 7 loài rắn biển khác nhau thường bị đánh bắt nhưng hầu hết là rắn biển Hardwick và rắn biển lằn đen.
Những con rắn biển thường được dùng làm thực phẩm, đồ uống hay thuốc ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc và Việt Nam. Thịt rắn là một món ăn. Nó có thể được chiên hoặc nấu súp. Tim và gan rắn được cho là có lợi đối với phụ nữ mang thai.
Đôi khi, con rắn được ngâm trong rượu để uống. Máu của nó có thể được trộn với rượu. Mọi người tin rằng loại đồ uống này giúp sức khỏe cường tráng hơn.
Theo thông tin trên BBC, mỗi năm, 80 tấn rắn biển có nọc độc được ngư dân đánh bắt tại vịnh Thái Lan.
Mặc dù đây là một công việc nguy hiểm nhưng lại mang về lợi ích kinh tế cao nên người dân vẫn tiếp tục đánh bắt.
Đánh bắt rắn biển là công việc rủi ro cao cho ngư dân bởi họ có thể mất mạng nếu bị sinh vật biển này cắn. Loài rắn biển có nọc độc đặt biệt mạnh có thể khiến con người tử vong. Bên cạnh đó, việc đánh bắt nhiều cũng khiến loài rắn biển có nguy cơ tuyệt chủng.
Công việc đánh bắt rắn biển thường diễn ra vào ban đêm. Trên những con thuyền nhỏ, thủy thủ đoàn có từ 7-25 người sử dụng đèn điện để thu hút mực. Ánh sáng cũng hấp dẫn các loài rắn và chúng được đánh bắt lên bờ cùng lúc. Rắn biển thường được cầm nắm bằng tay không, điều này rất nguy hiểm cho ngư dân.
Việc bán rắn biển mang lại lợi ích kinh tế cao nên ngày càng có nhiều người đánh bắt. Khoảng 20 năm trước, chỉ có 20-30 tàu đánh cá đi đánh bắt rắn biển. Thế nhưng ngày nay, có hơn 700 tàu và mỗi năm, họ mang về 80 tấn rắn biển.
Có hơn 7 loài rắn biển khác nhau thường bị đánh bắt nhưng hầu hết là rắn biển Hardwick và rắn biển lằn đen.
Những con rắn biển thường được dùng làm thực phẩm, đồ uống hay thuốc ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc và Việt Nam. Thịt rắn là một món ăn. Nó có thể được chiên hoặc nấu súp. Tim và gan rắn được cho là có lợi đối với phụ nữ mang thai.
Đôi khi, con rắn được ngâm trong rượu để uống. Máu của nó có thể được trộn với rượu. Mọi người tin rằng loại đồ uống này giúp sức khỏe cường tráng hơn.