Đảo Phú Quý cách Phan Thiết 56 hải lý, còn có tên gọi khác là cù lao Thu hay Cù lao Khoai xứ, một hòn đảo có niên đại được ước tính khoảng 60 triệu năm. Phong cảnh trên đảo đẹp như tranh, dưới biển thì đầy ắp cá tôm và các hải đặc sản.Hầu hết người dân sống trên đảo này đều là lao động biển.Từ sáng sớm, khi mặt trời chưa ló rạng, cảng Phú Quý đã nhộn nhịp. Sự hối hả của ngư dân, tiểu thương và cả sự tò mò của du khách chờ những chiếc thuyền đánh bắt cập bến tạo nên một không khí náo nhiệt.Dọc bờ biển Phú Quý có rất nhiều điểm chợ bán hải sản tươi sống. Tiểu thương xuống biển mua cá, mực từ tàu thuyền vừa cập bờ. Nhưng nơi tập trung tàu thuyền nhiều nhất và cũng là chợ hải sản giá rẻ lớn nhất là điểm bán tại cảng Phú Quý.Điểm đặc biệt của khu chợ này chính là người bán hô giá nào thì người mua sẽ trả giá ấy, hiếm có ai mặc cả. Vì vậy, việc mua bán diễn ra cực kỳ gọn lẹ.Cá mực tươi rói vừa đưa từ biển lên bờ.Từ khi Phú Quý được biết đến là một địa chỉ du lịch, huyện đảo Phú Quý đã đầu tư, quản lý các khu chợ cá bài bản hơn, phục vụ du khách sau khi đến đây tham quan, du lịch, mua hải sản tươi sống ngay tại bãi biển mang về đất liền. Các phiên chợ cá dần trở thành nơi trao đổi mua bán trực tiếp giữa ngư dân và khách du lịch.Khách du lịch đến đảo thường mua hải sản tươi sống trực tiếp từ tàu thuyền của ngư dân.Huyện Phú Quý có khoảng 1.300 tàu thuyền đánh bắt hải sản, trong đó có 166 tàu cá công suất lớn (từ 90 CV trở lên). Tổng sản lượng khai thác hải sản các loại mỗi năm đạt khoảng 25.000 tấn.Mực trứng là một đặc sản độc đáo chỉ có tại huyện đảo này.Chợ cá là điểm đến đặc biệt của du kháchi tham quan đảo Phú Qúy. Khi thuyền vừa cập bến, du khách tự tay lựa chọn ốc sò, cua, ghẹ… còn tươi roi rói rồi chuyển thẳng lên tàu về lại đất liền. Cách bán nơi đây cũng rất độc đáo, dân dã, không phân biệt giá bán giữa dân địa phương và khách du lịch.
Đảo Phú Quý cách Phan Thiết 56 hải lý, còn có tên gọi khác là cù lao Thu hay Cù lao Khoai xứ, một hòn đảo có niên đại được ước tính khoảng 60 triệu năm. Phong cảnh trên đảo đẹp như tranh, dưới biển thì đầy ắp cá tôm và các hải đặc sản.
Hầu hết người dân sống trên đảo này đều là lao động biển.
Từ sáng sớm, khi mặt trời chưa ló rạng, cảng Phú Quý đã nhộn nhịp. Sự hối hả của ngư dân, tiểu thương và cả sự tò mò của du khách chờ những chiếc thuyền đánh bắt cập bến tạo nên một không khí náo nhiệt.
Dọc bờ biển Phú Quý có rất nhiều điểm chợ bán hải sản tươi sống. Tiểu thương xuống biển mua cá, mực từ tàu thuyền vừa cập bờ. Nhưng nơi tập trung tàu thuyền nhiều nhất và cũng là chợ hải sản giá rẻ lớn nhất là điểm bán tại cảng Phú Quý.
Điểm đặc biệt của khu chợ này chính là người bán hô giá nào thì người mua sẽ trả giá ấy, hiếm có ai mặc cả. Vì vậy, việc mua bán diễn ra cực kỳ gọn lẹ.
Cá mực tươi rói vừa đưa từ biển lên bờ.
Từ khi Phú Quý được biết đến là một địa chỉ du lịch, huyện đảo Phú Quý đã đầu tư, quản lý các khu chợ cá bài bản hơn, phục vụ du khách sau khi đến đây tham quan, du lịch, mua hải sản tươi sống ngay tại bãi biển mang về đất liền. Các phiên chợ cá dần trở thành nơi trao đổi mua bán trực tiếp giữa ngư dân và khách du lịch.
Khách du lịch đến đảo thường mua hải sản tươi sống trực tiếp từ tàu thuyền của ngư dân.
Huyện Phú Quý có khoảng 1.300 tàu thuyền đánh bắt hải sản, trong đó có 166 tàu cá công suất lớn (từ 90 CV trở lên). Tổng sản lượng khai thác hải sản các loại mỗi năm đạt khoảng 25.000 tấn.
Mực trứng là một đặc sản độc đáo chỉ có tại huyện đảo này.
Chợ cá là điểm đến đặc biệt của du kháchi tham quan đảo Phú Qúy. Khi thuyền vừa cập bến, du khách tự tay lựa chọn ốc sò, cua, ghẹ… còn tươi roi rói rồi chuyển thẳng lên tàu về lại đất liền. Cách bán nơi đây cũng rất độc đáo, dân dã, không phân biệt giá bán giữa dân địa phương và khách du lịch.