Hơn 20 gốc đào cổ đang được bày bán trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho khách chơi Tết Nguyên đán.Đây được coi là cây đào lũa cổ "mẫu mực"- một cây đào lũa cho dáng đẹp. Người chủ phải mất rất nhiều thời gian chăm sóc và bỏ ra nhiều tâm huyết.Theo ông Khương, chủ một vườn đào lũa cổ hiếm hoi ở Phú Thượng, một gốc đào lũa có tuổi đời thấp nhất cũng phải vài chục năm trở lên và để có được một gốc đào lũa đẹp phải tốn rất nhiều công sức trong nhiều năm ròng rã.Đặc biệt, theo vị chủ vườn này, không phải ai cũng có thể làm ra được loại đào lũa cổ này và khách cũng phải là những người thật sành chơi. "Có tiền mà không biết chơi tôi cũng không bán" - ông Khương cho hay.Một cây đào lũa cổ có thế "mẫu tử tương tùy" - thể hiện sự đồng hành, che chở của người mẹ với con cái.Khách đến tham quan, rất tâm đắc với vườn đào lũa cổ này bởi nó khác lạ, càng ngắm càng thấy đẹp và mỗi thế cây ẩn chứa một ý nghĩa nhân văn.Theo ông Khương, để chăm sóc đào bình thường ra hoa, ra nụ thì quá dễ. Đào ra hoa, ra nụ trên gốc cây cổ lũa mới khó, đòi hỏi kỳ công, 100 cây mới được khoảng 20 cây.Những cây đào bị lũa thân đòi hỏi sự chăm sóc cầu kỳ, tỷ mỉ hơn, nhưng đổi lại dáng cây đẹp, cổ kính và sang trọng.Thân cân mục ruỗng, hầu hết các tay cành của cây đào cổ đều sống bằng nguồn nhựa từ phần áp vỏ đưa lên.Cây đào cổ gần trăm tuổi có dáng trực, thân mọc thẳng nhưng lắc xoắn ở đoạn gốc và đoạn ngang thân. Điều đặc biệt nhất của nó là đoạn thân chính đã lũa gần hết.
Hơn 20 gốc đào cổ đang được bày bán trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho khách chơi Tết Nguyên đán.
Đây được coi là cây đào lũa cổ "mẫu mực"- một cây đào lũa cho dáng đẹp. Người chủ phải mất rất nhiều thời gian chăm sóc và bỏ ra nhiều tâm huyết.
Theo ông Khương, chủ một vườn đào lũa cổ hiếm hoi ở Phú Thượng, một gốc đào lũa có tuổi đời thấp nhất cũng phải vài chục năm trở lên và để có được một gốc đào lũa đẹp phải tốn rất nhiều công sức trong nhiều năm ròng rã.
Đặc biệt, theo vị chủ vườn này, không phải ai cũng có thể làm ra được loại đào lũa cổ này và khách cũng phải là những người thật sành chơi. "Có tiền mà không biết chơi tôi cũng không bán" - ông Khương cho hay.
Một cây đào lũa cổ có thế "mẫu tử tương tùy" - thể hiện sự đồng hành, che chở của người mẹ với con cái.
Khách đến tham quan, rất tâm đắc với vườn đào lũa cổ này bởi nó khác lạ, càng ngắm càng thấy đẹp và mỗi thế cây ẩn chứa một ý nghĩa nhân văn.
Theo ông Khương, để chăm sóc đào bình thường ra hoa, ra nụ thì quá dễ. Đào ra hoa, ra nụ trên gốc cây cổ lũa mới khó, đòi hỏi kỳ công, 100 cây mới được khoảng 20 cây.
Những cây đào bị lũa thân đòi hỏi sự chăm sóc cầu kỳ, tỷ mỉ hơn, nhưng đổi lại dáng cây đẹp, cổ kính và sang trọng.
Thân cân mục ruỗng, hầu hết các tay cành của cây đào cổ đều sống bằng nguồn nhựa từ phần áp vỏ đưa lên.
Cây đào cổ gần trăm tuổi có dáng trực, thân mọc thẳng nhưng lắc xoắn ở đoạn gốc và đoạn ngang thân. Điều đặc biệt nhất của nó là đoạn thân chính đã lũa gần hết.