Nhiều loại hoa quả có tác dụng giải nhiệt mùa hè được nhiều người chọn mua. Nhưng bạn nên cẩn thận với một số quả được cho rằng có nguy cơ tẩm hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn hết. Nhãn cũng nằm trong danh sách những loại quả tẩm hóa chất, bởi nhãn sau khi thu hoạch thường rất nhanh khô vỏ và bị thối ruột ở bên trong. Chính vì thế nhiều thương lái phải dùng đến biện pháp tẩm bơm thuốc bảo vệ thực vật để bảo quản đồng thời cho nhãn có hình thức căng mọng, thu hút người mua. Ảnh minh họa. Hồng xiêm cũng là loại quả hay bị phun hóa chất kích thích nhanh chín. Thông thường người dân sẽ thu hoạch đồng loạt hồng xiêm khi đang còn xanh để đảm bảo quả đều, bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển. Cho nên, khi đến tay thương lái, quả chưa chín kịp sẽ được phun thuốc cho chín đồng loạt trước khi bán cho người tiêu dùng. Ảnh: ĐSPL. Xoài giá rẻ bán đổ đống ở vỉa hè sẽ có nguy cơ bơm thuốc bảo quản nhiều để tránh lên men và thối do quá chín. Ảnh minh họa.Để đảm bảo cam không bị dập nát, màu sắc sáng bóng, nhiều người bán không ngại tiêm thuốc bảo quản thực vật cho loại quả này. Đặc biệt cam có thể bị bơm đường tạo độ ngọt sẽ bán được giá cao hơn. Ảnh minh họa. Vào những ngày hè nắng nóng, dưa hấu cũng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, rất nhiều thông tin về việc dưa hấu bị tiêm hóa chất, thuốc bảo quản thực vật cũng khiến người tiêu dùng hoang mang. Ảnh: Zing.Mận đầu mùa - chạy theo lợi nhuận cao do nhuận đầu mùa thường có giá tăng chóng mặt, nhiều thương lái, thậm chí là người dân không ngại tiêm thuốc kích thích để đảm bảo đủ hàng cung ứng ra thị trường. Ảnh minh họa. Thanh long có đặc tính nhanh nát, chính vì thế loại quả này cũng rất dễ bị bơm thuốc bảo quản. Ảnh minh họa. Chuối chín ép là cụm từ không còn xa lạ với người tiêu dùng. Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì thân chín vàng đều nhưng cuống vẫn còn có màu xanh và đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi bóc vỏ ra ăn thì chuối vẫn sượng như ăn cơm sống.
Nhiều loại hoa quả có tác dụng giải nhiệt mùa hè được nhiều người chọn mua. Nhưng bạn nên cẩn thận với một số quả được cho rằng có nguy cơ tẩm hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn hết. Nhãn cũng nằm trong danh sách những loại quả tẩm hóa chất, bởi nhãn sau khi thu hoạch thường rất nhanh khô vỏ và bị thối ruột ở bên trong. Chính vì thế nhiều thương lái phải dùng đến biện pháp tẩm bơm thuốc bảo vệ thực vật để bảo quản đồng thời cho nhãn có hình thức căng mọng, thu hút người mua. Ảnh minh họa.
Hồng xiêm cũng là loại quả hay bị phun hóa chất kích thích nhanh chín. Thông thường người dân sẽ thu hoạch đồng loạt hồng xiêm khi đang còn xanh để đảm bảo quả đều, bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển. Cho nên, khi đến tay thương lái, quả chưa chín kịp sẽ được phun thuốc cho chín đồng loạt trước khi bán cho người tiêu dùng. Ảnh: ĐSPL.
Xoài giá rẻ bán đổ đống ở vỉa hè sẽ có nguy cơ bơm thuốc bảo quản nhiều để tránh lên men và thối do quá chín. Ảnh minh họa.
Để đảm bảo cam không bị dập nát, màu sắc sáng bóng, nhiều người bán không ngại tiêm thuốc bảo quản thực vật cho loại quả này. Đặc biệt cam có thể bị bơm đường tạo độ ngọt sẽ bán được giá cao hơn. Ảnh minh họa.
Vào những ngày hè nắng nóng, dưa hấu cũng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, rất nhiều thông tin về việc dưa hấu bị tiêm hóa chất, thuốc bảo quản thực vật cũng khiến người tiêu dùng hoang mang. Ảnh: Zing.
Mận đầu mùa - chạy theo lợi nhuận cao do nhuận đầu mùa thường có giá tăng chóng mặt, nhiều thương lái, thậm chí là người dân không ngại tiêm thuốc kích thích để đảm bảo đủ hàng cung ứng ra thị trường. Ảnh minh họa.
Thanh long có đặc tính nhanh nát, chính vì thế loại quả này cũng rất dễ bị bơm thuốc bảo quản. Ảnh minh họa.
Chuối chín ép là cụm từ không còn xa lạ với người tiêu dùng. Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì thân chín vàng đều nhưng cuống vẫn còn có màu xanh và đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi bóc vỏ ra ăn thì chuối vẫn sượng như ăn cơm sống.