Nghi vấn xe đạp điện HKBike phát nổ khi đang sạc đang gây hoang mang cho người tiêu dùng những ngày gần đây. Đại diện phía HKBike cho biết: "Hiện hãng cũng đã xác nhận có hình ảnh trên xuất hiện trên mạng xã hội và thông tin trên Internet, nhưng chưa hề có bất kỳ một phản hồi nào từ phía khách hàng nào về cho HKBike. Đây là một mẫu xe cũ được sản xuất cách đây 2 năm và rất khó để xác minh liệu có phải là xe của HKBike hay không, do cháy từ pin hay từ một vấn đề nào khác từ bên ngoài tác động vào...?".Nếu đặt giả thuyết xe đạp điện HKBike phát nổ xảy ra trong quá trình sạc điện, sẽ có khá nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Kiến Thức, với tình trạng bán tràn lan các loại/ thương hiệu xe đạp điện trên thị trường hiện nay, hãng xe nào cũng quảng cáo tốt đẹp ngất trời khiến người tiêu dùng dễ bị ảo tưởng, mà quên đi những mối nguy hiểm và hạn chế của sản phẩm này. 1. Xe đạp điện tiềm ẩn nhiều mối nguy hại
Xe đạp điện trở thành phương tiện được nhiều người ưa chuộng vì nhỏ gọn, tốc độ ngang ngửa xe máy mà giá lại bình dân. Trên thị trường, dòng xe HKBike Zinger (9,9 - 13,5 triệu), Giant (trên 10 triệu), Bridgestone (trên 13 triệu)… với nhiều kiểu dáng, song giá thành khá “chát”."Mềm" giá hơn một nửa và chạy hàng là xe nhập từ Trung Quốc thường được sinh viên, học sinh "rinh" về vì nhiều mẫu mã. Anh T. (chủ cửa hàng xe phố Huế) cho biết: "Sự khác biệt về giá phụ thuộc vào xe dùng pin hay ắc quy. Hiện tượng nhập nhèm chất lượng xe hiện nay nhiều và rất khó phân biệt. Nhiều người chỉ quan tâm giá rẻ thôi".Khi được hỏi về yếu điểm của sản phẩm, anh H.(bán hàng trên đường Tôn Đức Thắng) chia sẻ: "Xe kém chất lượng thường có bình ắc quy không tốt, cấu tạo từ chì, thuộc nhóm chất thải nguy hại. Mỗi khi hỏng hóc, lượng chì và axit trong bình dễ chảy tràn ra ngoài, gây chập cháy rất nguy hiểm"Thực tế cho thấy, loại xe này có tốc độ từ 30 – 45km/h (tương đương tốc độ xe máy). Trong khi trọng lượng của xe nhẹ nên khi xảy ra tai nạn, độ văng của xe điện rất mạnh, khiến người điều khiển bị chấn thương nặng hơn.Hơn nữa, di chuyển bằng xe đạp điện “êm ru” thường không có tiếng động, còi xe khá nhỏ (chỉ tương đương còi xe đạp), xe không có xi nhan vì thế khi đi ở ngõ khuất hoặc đường rộng nhiều tiếng ồn sẽ khó để phương tiện khác nhận biết xe đi phía sau.
Bên cạnh đó, mối nguy còn xuất phát từ sự thiếu hụt nhiều chức năng an toàn của phương tiện. Tốc độ cao nhưng phanh xe để giảm tốc khá yếu. Xe nhẹ, nhiều người lạng lách và phớt lờ việc đội mũ bảo hiểm, điều này có thể dẫn đến nguy cơ chấn thương nặng nếu tai nạn xảy ra.
Hiện tượng chở 3-4 người với loại xe này là phổ biến. Hầu
như trọng tải đều vượt mức cho phép, gây sức ép đến mô tơ, khung vành và bánh xe, giảm tuổi thọ của các thiết bị và cực kỳ nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, vì ham rẻ, nhiều người mua phải xe hàng nhái, vì thế gặp khó khăn trong việc thay mới, sửa chữa. Bác N.M.T (cửa hàng sửa chữa Thái Hà) cho biết: "Thậm chí, riêng pin của xe nếu thay mới có thể tốn đến 4 triệu – bằng nửa giá trị nguyên chiếc, xe lậu, xe rởm khó thay phụ tùng lắm".
2. "Xài" đúng cách - tránh được hiểm nguy
Những mối nguy hại có thể được hạn chế nhờ vào việc mua sản phẩm có thương hiệu uy tín, đọc kỹ các yêu cầu về sử dụng của nhà sản xuất để tránh “tiền mất, tật mang” . Kiểm tra xe an toàn trước khi điều khiển.
Tuy nhiên, vì mưu cầu trục lợi, các thương hiệu giờ đổ tiền vào truyền thông hình ảnh, nhãn hàng, nên đôi lúc chữ "uy tín thương'' cũng cần xem xét lại.Đồng thời, người dùng thay đổi thói quen không tốt khi dùng xe. Không nên đi xe quá lâu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa to, nước ngập, tránh làm ắc quy, pin xe hỏng, rò rỉ điện hoặc chì, axit. Ngoài ra, hạn chế đi tốc độ cao, tuân thủ yêu cầu điều khiển phương tiện an toàn.
Nghi vấn xe đạp điện HKBike phát nổ khi đang sạc đang gây hoang mang cho người tiêu dùng những ngày gần đây. Đại diện phía HKBike cho biết: "Hiện hãng cũng đã xác nhận có hình ảnh trên xuất hiện trên mạng xã hội và thông tin trên Internet, nhưng chưa hề có bất kỳ một phản hồi nào từ phía khách hàng nào về cho HKBike. Đây là một mẫu xe cũ được sản xuất cách đây 2 năm và rất khó để xác minh liệu có phải là xe của HKBike hay không, do cháy từ pin hay từ một vấn đề nào khác từ bên ngoài tác động vào...?".
Nếu đặt giả thuyết xe đạp điện HKBike phát nổ xảy ra trong quá trình sạc điện, sẽ có khá nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Kiến Thức, với tình trạng bán tràn lan các loại/ thương hiệu xe đạp điện trên thị trường hiện nay, hãng xe nào cũng quảng cáo tốt đẹp ngất trời khiến người tiêu dùng dễ bị ảo tưởng, mà quên đi những mối nguy hiểm và hạn chế của sản phẩm này.
1. Xe đạp điện tiềm ẩn nhiều mối nguy hại
Xe đạp điện trở thành phương tiện được nhiều người ưa chuộng vì nhỏ gọn, tốc độ ngang ngửa xe máy mà giá lại bình dân. Trên thị trường, dòng xe HKBike Zinger (9,9 - 13,5 triệu), Giant (trên 10 triệu), Bridgestone (trên 13 triệu)… với nhiều kiểu dáng, song giá thành khá “chát”.
"Mềm" giá hơn một nửa và chạy hàng là xe nhập từ Trung Quốc thường được sinh viên, học sinh "rinh" về vì nhiều mẫu mã. Anh T. (chủ cửa hàng xe phố Huế) cho biết: "Sự khác biệt về giá phụ thuộc vào xe dùng pin hay ắc quy. Hiện tượng nhập nhèm chất lượng xe hiện nay nhiều và rất khó phân biệt. Nhiều người chỉ quan tâm giá rẻ thôi".
Khi được hỏi về yếu điểm của sản phẩm, anh H.(bán hàng trên đường Tôn Đức Thắng) chia sẻ: "Xe kém chất lượng thường có bình ắc quy không tốt, cấu tạo từ chì, thuộc nhóm chất thải nguy hại. Mỗi khi hỏng hóc, lượng chì và axit trong bình dễ chảy tràn ra ngoài, gây chập cháy rất nguy hiểm"
Thực tế cho thấy, loại xe này có tốc độ từ 30 – 45km/h (tương đương tốc độ xe máy). Trong khi trọng lượng của xe nhẹ nên khi xảy ra tai nạn, độ văng của xe điện rất mạnh, khiến người điều khiển bị chấn thương nặng hơn.
Hơn nữa, di chuyển bằng xe đạp điện “êm ru” thường không có tiếng động, còi xe khá nhỏ (chỉ tương đương còi xe đạp), xe không có xi nhan vì thế khi đi ở ngõ khuất hoặc đường rộng nhiều tiếng ồn sẽ khó để phương tiện khác nhận biết xe đi phía sau.
Bên cạnh đó, mối nguy còn xuất phát từ sự thiếu hụt nhiều chức năng an toàn của phương tiện. Tốc độ cao nhưng phanh xe để giảm tốc khá yếu. Xe nhẹ, nhiều người lạng lách và phớt lờ việc đội mũ bảo hiểm, điều này có thể dẫn đến nguy cơ chấn thương nặng nếu tai nạn xảy ra.
Hiện tượng chở 3-4 người với loại xe này là phổ biến. Hầu
như trọng tải đều vượt mức cho phép, gây sức ép đến mô tơ, khung vành và bánh xe, giảm tuổi thọ của các thiết bị và cực kỳ nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, vì ham rẻ, nhiều người mua phải xe hàng nhái, vì thế gặp khó khăn trong việc thay mới, sửa chữa. Bác N.M.T (cửa hàng sửa chữa Thái Hà) cho biết: "Thậm chí, riêng pin của xe nếu thay mới có thể tốn đến 4 triệu – bằng nửa giá trị nguyên chiếc, xe lậu, xe rởm khó thay phụ tùng lắm".
2. "Xài" đúng cách - tránh được hiểm nguy
Những mối nguy hại có thể được hạn chế nhờ vào việc mua sản phẩm có thương hiệu uy tín, đọc kỹ các yêu cầu về sử dụng của nhà sản xuất để tránh “tiền mất, tật mang” . Kiểm tra xe an toàn trước khi điều khiển.
Tuy nhiên, vì mưu cầu trục lợi, các thương hiệu giờ đổ tiền vào truyền thông hình ảnh, nhãn hàng, nên đôi lúc chữ "uy tín thương'' cũng cần xem xét lại.
Đồng thời, người dùng thay đổi thói quen không tốt khi dùng xe. Không nên đi xe quá lâu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa to, nước ngập, tránh làm ắc quy, pin xe hỏng, rò rỉ điện hoặc chì, axit. Ngoài ra, hạn chế đi tốc độ cao, tuân thủ yêu cầu điều khiển phương tiện an toàn.