Đến hẹn lại lên, cứ vào thứ 7 hàng tuần, phiên chợ đồ xưa ở con dốc 456 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) lại mở cửa để đón khách. Tiền thân của chợ chính là Lư trà quán nổi tiếng khắp Hà Thành một thời. Ngay từ 8h sáng, phiên chợ đã đông nghịt người bán, người mua và khách tham quan. Điều đặc biệt ở phiên chợ này, đó là người bán không phải trả phí chợ và người mua cũng không mất phí thăm quan.
Anh Kiều Quốc Khánh (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Hà Nội), "chủ chợ" phiên chợ đồ xưa cho biết, phiên chợ được mở ra không khác một diễn đàn, quy tụ dân ham mê đồ cổ về đây thảo luận, thẩm định chất lượng của các món đồ. Ban đầu, chợ được họp 2 tuần một lần, nhưng do khách ngày càng đông nên chuyển qua họp mỗi tuần một lần. Đa phần, các món đồ ở đây đều có giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng. Chợ bắt đầu họp từ ngày 8/6, chủ yếu bán các loại đồ dùng cũ, đồ cổ, đồ xưa từ bát sành, lọ hoa, đèn dầu, đồng hồ, điện thoại để bàn, bàn là, mâm đồng, kính mắt... đến các loại tiền mệnh giá cũ của Việt Nam, các loại sách, tranh ảnh cũ hay cặp lồng cơm, bát nhôm...Chợ có khoảng trên 20 gian hàng, mỗi gian hàng chỉ gói gọn trên một chiếc bàn hơn 1m2. Những gian hàng không có bàn thì trải nilon ngay dưới sân để bày các món đồ. Các gian hàng thường không bán theo một chủ đề nhất định mà người bán sưu tầm được món đồ gì thì bán món đồ đó. Người mua thì tỉ mẩn tìm kiếm, ngắm nghía từng món hàng trước khi lựa chọn cho mình một món hàng ưng ý. Một gian hàng được bày ngay ngắn và đẹp mắt trên nilon, chủ yếu bán các loại đèn dầu cổ. Những người bán hàng ở đây luôn trả lời tận tình, giới thiệu chi tiết nguồn gốc xuất xứ và tuổi thọ của các món đồ nên dường như giữa người bán và người mua không hề phật lòng. Khách đến chợ thuộc các lứa tuổi, ngành nghề khác nhau nhưng điều dễ nhận thấy cả người bán và người mua đến chợ tham quan, tìm hiểu, mua bán chủ yếu là nam giới. Bởi lẽ, niềm yêu thích săn lùng, sưu tầm đồ cổ, đồ cũ trước nay luôn được mặc định là dành cho đấng mày râu. Cũng có những bạn trẻ đến đây để thăm quan và mua sắm vì trí tò mò và niềm yêu thích với đồ cổ. Hầu hết các món đồ tại phiên chợ đều có tuổi từ vài chục vào hàng trăm năm. Các món đồ được giới chơi đồ cổ săn lùng từ nhiều vùng, nhiều nguồn khác nhau. Trong ảnh là chiếc chuông đồng mà người bán hàng giới thiệu là có tuổi thọ khoảng 50 năm. Chú Thanh Đại, chủ một cửa hàng chuyên về gỗ lũa nghệ thuật và đá phong thủy trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết, chú là khách hàng quen thuộc của phiên chợ đồ xưa. Mỗi lần đi chợ, chú đều chọn mua một vài món hàng mang về nhà trưng bày hoặc sử dụng. Lần này, chú Đại mua được 2 chiếc hộp đựng đồ trang sức bằng bạc với giá rất hời chỉ 200.000 đồng. Nhiều người đến với phiên chợ đồ xưa mong muốn tìm lại những món đồ gắn bó với một thời kỳ lịch sử của dân tộc mà bản thân họ là nhân chứng sống của thời kỳ đó. Trong ảnh là một gian hàng bày bán những kỉ vật thời chiến tranh như: gi-đông, mũ cối, đầu đạn... Chiếc máy đánh chữ cổ thu hút sự chú ý của nhiều người. Những món đồ lưu niệm "độc" chỉ có ở phiên chợ đồ xưa. Sau hơn 3 tháng khai trương, phiên chợ đồ xưa ngày càng được nhiều người biết đến. Đây trở thành địa điểm để những người yêu thích đồ cổ đến giao lưu, trao đổi, mua bán, chia sẻ kinh nghiệm.
Đến hẹn lại lên, cứ vào thứ 7 hàng tuần, phiên chợ đồ xưa ở con dốc 456 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) lại mở cửa để đón khách. Tiền thân của chợ chính là Lư trà quán nổi tiếng khắp Hà Thành một thời. Ngay từ 8h sáng, phiên chợ đã đông nghịt người bán, người mua và khách tham quan. Điều đặc biệt ở phiên chợ này, đó là người bán không phải trả phí chợ và người mua cũng không mất phí thăm quan.
Anh Kiều Quốc Khánh (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Hà Nội), "chủ chợ" phiên chợ đồ xưa cho biết, phiên chợ được mở ra không khác một diễn đàn, quy tụ dân ham mê đồ cổ về đây thảo luận, thẩm định chất lượng của các món đồ. Ban đầu, chợ được họp 2 tuần một lần, nhưng do khách ngày càng đông nên chuyển qua họp mỗi tuần một lần. Đa phần, các món đồ ở đây đều có giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng.
Chợ bắt đầu họp từ ngày 8/6, chủ yếu bán các loại đồ dùng cũ, đồ cổ, đồ xưa từ bát sành, lọ hoa, đèn dầu, đồng hồ, điện thoại để bàn, bàn là, mâm đồng, kính mắt... đến các loại tiền mệnh giá cũ của Việt Nam, các loại sách, tranh ảnh cũ hay cặp lồng cơm, bát nhôm...
Chợ có khoảng trên 20 gian hàng, mỗi gian hàng chỉ gói gọn trên một chiếc bàn hơn 1m2. Những gian hàng không có bàn thì trải nilon ngay dưới sân để bày các món đồ. Các gian hàng thường không bán theo một chủ đề nhất định mà người bán sưu tầm được món đồ gì thì bán món đồ đó. Người mua thì tỉ mẩn tìm kiếm, ngắm nghía từng món hàng trước khi lựa chọn cho mình một món hàng ưng ý.
Một gian hàng được bày ngay ngắn và đẹp mắt trên nilon, chủ yếu bán các loại đèn dầu cổ. Những người bán hàng ở đây luôn trả lời tận tình, giới thiệu chi tiết nguồn gốc xuất xứ và tuổi thọ của các món đồ nên dường như giữa người bán và người mua không hề phật lòng.
Khách đến chợ thuộc các lứa tuổi, ngành nghề khác nhau nhưng điều dễ nhận thấy cả người bán và người mua đến chợ tham quan, tìm hiểu, mua bán chủ yếu là nam giới. Bởi lẽ, niềm yêu thích săn lùng, sưu tầm đồ cổ, đồ cũ trước nay luôn được mặc định là dành cho đấng mày râu. Cũng có những bạn trẻ đến đây để thăm quan và mua sắm vì trí tò mò và niềm yêu thích với đồ cổ.
Hầu hết các món đồ tại phiên chợ đều có tuổi từ vài chục vào hàng trăm năm. Các món đồ được giới chơi đồ cổ săn lùng từ nhiều vùng, nhiều nguồn khác nhau. Trong ảnh là chiếc chuông đồng mà người bán hàng giới thiệu là có tuổi thọ khoảng 50 năm.
Chú Thanh Đại, chủ một cửa hàng chuyên về gỗ lũa nghệ thuật và đá phong thủy trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết, chú là khách hàng quen thuộc của phiên chợ đồ xưa. Mỗi lần đi chợ, chú đều chọn mua một vài món hàng mang về nhà trưng bày hoặc sử dụng. Lần này, chú Đại mua được 2 chiếc hộp đựng đồ trang sức bằng bạc với giá rất hời chỉ 200.000 đồng.
Nhiều người đến với phiên chợ đồ xưa mong muốn tìm lại những món đồ gắn bó với một thời kỳ lịch sử của dân tộc mà bản thân họ là nhân chứng sống của thời kỳ đó. Trong ảnh là một gian hàng bày bán những kỉ vật thời chiến tranh như: gi-đông, mũ cối, đầu đạn...
Chiếc máy đánh chữ cổ thu hút sự chú ý của nhiều người.
Những món đồ lưu niệm "độc" chỉ có ở phiên chợ đồ xưa.
Sau hơn 3 tháng khai trương, phiên chợ đồ xưa ngày càng được nhiều người biết đến. Đây trở thành địa điểm để những người yêu thích đồ cổ đến giao lưu, trao đổi, mua bán, chia sẻ kinh nghiệm.