Đánh vào tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng về sửa chữa điều hòa trong những ngày nắng nóng, không ít thợ sẽ tạo ra muôn kiểu lừa bịp để móc túi người tiêu dùng. Ảnh minh họa. Tuy là quản lý của trung tâm chuyên bảo dưỡng sửa chữa điều hòa lớn ở Hà Nội nhưng anh Lê Minh Thuyết (49 tuổi) cũng phải thừa nhận: “Việc thợ sửa chữa điều hòa móc túi khách hàng ở Hà Nội không hiếm, đặc biệt là các thợ lẻ, thợ của một số trung tâm bảo dưỡng không uy tín. Vì vậy, bạn nên chọn dịch vụ của những trung tâm uy tín, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phục vụ”. Ảnh minh họa.Thợ bảo dưỡng điều hòa luôn dùng chiêu móc túi khách hàng với những lý do thường được đưa ra như dây đồng tiếp gas bị nứt, gãy kém an toàn nên phải thay, van gas hở hoặc tấm vi mạch bị chết, Ic hỏng… Ảnh minh họa.Theo anh Thuyết, trong trường hợp bị thợ sửa chữa báo điều hòa hết gas, bạn nên chú ý kiểm tra những điểm sau: "Nếu bị xì hết gas hoặc nếu bị thiếu gas thì máy sẽ kém lạnh, có hiện tượng bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng. Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy. Trong một số máy điều hòa không khí, khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh".Anh Tuấn, một nạn nhân đã từng bị "móc túi" chia sẻ: “Chuẩn bị vào hè nên tôi muốn bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa. Sau quá trình bảo dưỡng, người thợ yêu cầu thay dây gas để đảm bảo an toàn, vì dây gas dùng đã lâu. Tuy nhiên, sau khi hỏi người quen thì được biết dây đồng vẫn dùng tốt không có vấn đề gì … Dân sửa điều hòa thường lấy những dây đã thay cho khách vẫn còn tốt để tái sử dụng cho những khách sau, mọi người nên để ý”. Ảnh minh họa.Một trong những trường hợp của điều hòa khiến bạn phải gọi ngay thợ đó là điều hòa quá lạnh nhưng không khắc phục được. Có kinh nghiệm trong vấn đề này, anh Thái chia sẻ: "Nguyên nhân có thể đơn giản chỉ là do điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư hoặc chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp so với nhu cầu sử dụng. Thay vì gọi thợ tốn tiền, bạn chỉ cẩn kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn và set lại nhiệt độ cho phù hợp".Về việc người tiêu dùng thường xuyên bị móc túi bởi dịch vụ bảo dưỡng điều hòa, anh Minh, giám đốc một trung tâm bảo dưỡng uy tín trên đường Láng, Đống Đa, Hà Nội khuyên: "Tốt nhất mọi người nên chọn đơn vị uy tín để bảo dưỡng điều hòa nhà mình. Bởi ở các trung tâm bảo dưỡng lớn mọi dịch vụ, thay, sửa chữa đều có giá niêm yết, có hóa đơn kèm theo. Chính vì thế các thợ khi hoạt động riêng lẻ cũng không dám làm trái quy định. Khách hàng sẽ an tâm hơn rất nhiều". Ảnh minh họa.
Đánh vào tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng về sửa chữa điều hòa trong những ngày nắng nóng, không ít thợ sẽ tạo ra muôn kiểu lừa bịp để móc túi người tiêu dùng. Ảnh minh họa.
Tuy là quản lý của trung tâm chuyên bảo dưỡng sửa chữa điều hòa lớn ở Hà Nội nhưng anh Lê Minh Thuyết (49 tuổi) cũng phải thừa nhận: “Việc thợ sửa chữa điều hòa móc túi khách hàng ở Hà Nội không hiếm, đặc biệt là các thợ lẻ, thợ của một số trung tâm bảo dưỡng không uy tín. Vì vậy, bạn nên chọn dịch vụ của những trung tâm uy tín, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phục vụ”. Ảnh minh họa.
Thợ bảo dưỡng điều hòa luôn dùng chiêu móc túi khách hàng với những lý do thường được đưa ra như dây đồng tiếp gas bị nứt, gãy kém an toàn nên phải thay, van gas hở hoặc tấm vi mạch bị chết, Ic hỏng… Ảnh minh họa.
Theo anh Thuyết, trong trường hợp bị thợ sửa chữa báo điều hòa hết gas, bạn nên chú ý kiểm tra những điểm sau: "Nếu bị xì hết gas hoặc nếu bị thiếu gas thì máy sẽ kém lạnh, có hiện tượng bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng. Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy. Trong một số máy điều hòa không khí, khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh".
Anh Tuấn, một nạn nhân đã từng bị "móc túi" chia sẻ: “Chuẩn bị vào hè nên tôi muốn bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa. Sau quá trình bảo dưỡng, người thợ yêu cầu thay dây gas để đảm bảo an toàn, vì dây gas dùng đã lâu. Tuy nhiên, sau khi hỏi người quen thì được biết dây đồng vẫn dùng tốt không có vấn đề gì … Dân sửa điều hòa thường lấy những dây đã thay cho khách vẫn còn tốt để tái sử dụng cho những khách sau, mọi người nên để ý”. Ảnh minh họa.
Một trong những trường hợp của điều hòa khiến bạn phải gọi ngay thợ đó là điều hòa quá lạnh nhưng không khắc phục được. Có kinh nghiệm trong vấn đề này, anh Thái chia sẻ: "Nguyên nhân có thể đơn giản chỉ là do điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư hoặc chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp so với nhu cầu sử dụng. Thay vì gọi thợ tốn tiền, bạn chỉ cẩn kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn và set lại nhiệt độ cho phù hợp".
Về việc người tiêu dùng thường xuyên bị móc túi bởi dịch vụ bảo dưỡng điều hòa, anh Minh, giám đốc một trung tâm bảo dưỡng uy tín trên đường Láng, Đống Đa, Hà Nội khuyên: "Tốt nhất mọi người nên chọn đơn vị uy tín để bảo dưỡng điều hòa nhà mình. Bởi ở các trung tâm bảo dưỡng lớn mọi dịch vụ, thay, sửa chữa đều có giá niêm yết, có hóa đơn kèm theo. Chính vì thế các thợ khi hoạt động riêng lẻ cũng không dám làm trái quy định. Khách hàng sẽ an tâm hơn rất nhiều". Ảnh minh họa.