Năm 2014, xóa bỏ cách nuôi thả rông kém hiệu quả, ông Lam làm chuồng trại nuôi bồ câu để tách riêng đàn bồ câu Pháp thành từng cặp.Theo ông Lam, mỗi chuồng dài 1,6 mét và được chia thành 4 ô riêng biệt, 1 cặp chim/ ô (chi phí mỗi ô khoảng 100.000 đồng).Để chống bị bào mòn do tác động từ phân chim nên đáy chuồng được làm bằng kẽm dày 3-4 ly, khung chuồng làm bằng sắt 6, xung quanh bao lưới nhựa.Hiện nay, ông Lam có gần 100 chuồng và các chuồng được xếp chồng lên nhau để tránh chiếm diện tích.Ông Lam cho biết: “Cần phân chia lãnh thổ cho đàn bồ câu Pháp (1 cặp gồm chim trống, mái/ ô) giống như 1 gia đình nhỏ. Để chúng hỗ trợ nhau việc sinh sản và nuôi con”.Mỗi ngày, khi kiểm tra từng ô chuồng nếu phát hiện trứng vỡ hoặc bồ câu con bị chết thì nhanh chóng đưa ra ngoài, vệ sinh môi trường sống. Tại những ô chuồng này, ông Lam đặt biệt lưu ý đến con chim trống. Bởi lẽ, rất có thể nguyên nhân dẫn đến sự việc trên do chúng gây ra.Khi nhận thấy chim trống phá phách hoặc ở không hợp với chim mái thì ông Lam tìm mọi cách để thay thế chim trống sang ô phù hợp.Cách làm này khiến hiệu quả tăng cao rõ rệt: trứng ít bị vỡ, chim con ít bị chết.Nếu như trước đây 10 cặp chim đẻ, mỗi tháng chỉ cho xuất bán 5 cặp chim thịt thì khi có ô, chuồng chúng cho đến 8 - 9 cặp.Hiện nay, gia trại nuôi bồ câu Pháp của gia đình ông Lam đã gầy lên được hơn 300 cặp.Với hơn 300 cặp chim, bình quân ông Lam bán được 250 cặp chim thịt/ tháng.Sau khi trừ chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh… ông Lam lãi ròng gần 9 triệu đồng/tháng.Gia đình ông Lam đang gầy đàn lên với số lượng 1.000 cặp, để kiếm thêm thu nhập.
Năm 2014, xóa bỏ cách nuôi thả rông kém hiệu quả, ông Lam làm chuồng trại nuôi bồ câu để tách riêng đàn bồ câu Pháp thành từng cặp.
Theo ông Lam, mỗi chuồng dài 1,6 mét và được chia thành 4 ô riêng biệt, 1 cặp chim/ ô (chi phí mỗi ô khoảng 100.000 đồng).
Để chống bị bào mòn do tác động từ phân chim nên đáy chuồng được làm bằng kẽm dày 3-4 ly, khung chuồng làm bằng sắt 6, xung quanh bao lưới nhựa.
Hiện nay, ông Lam có gần 100 chuồng và các chuồng được xếp chồng lên nhau để tránh chiếm diện tích.
Ông Lam cho biết: “Cần phân chia lãnh thổ cho đàn bồ câu Pháp (1 cặp gồm chim trống, mái/ ô) giống như 1 gia đình nhỏ. Để chúng hỗ trợ nhau việc sinh sản và nuôi con”.
Mỗi ngày, khi kiểm tra từng ô chuồng nếu phát hiện trứng vỡ hoặc bồ câu con bị chết thì nhanh chóng đưa ra ngoài, vệ sinh môi trường sống. Tại những ô chuồng này, ông Lam đặt biệt lưu ý đến con chim trống. Bởi lẽ, rất có thể nguyên nhân dẫn đến sự việc trên do chúng gây ra.
Khi nhận thấy chim trống phá phách hoặc ở không hợp với chim mái thì ông Lam tìm mọi cách để thay thế chim trống sang ô phù hợp.
Cách làm này khiến hiệu quả tăng cao rõ rệt: trứng ít bị vỡ, chim con ít bị chết.
Nếu như trước đây 10 cặp chim đẻ, mỗi tháng chỉ cho xuất bán 5 cặp chim thịt thì khi có ô, chuồng chúng cho đến 8 - 9 cặp.
Hiện nay, gia trại nuôi bồ câu Pháp của gia đình ông Lam đã gầy lên được hơn 300 cặp.
Với hơn 300 cặp chim, bình quân ông Lam bán được 250 cặp chim thịt/ tháng.
Sau khi trừ chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh… ông Lam lãi ròng gần 9 triệu đồng/tháng.
Gia đình ông Lam đang gầy đàn lên với số lượng 1.000 cặp, để kiếm thêm thu nhập.