Xe ra vào một trang trại lợn ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) phải qua bể khử trùng nhằm tránh dịch bệnh cho cả đàn.Trang trại lợn này nằm ngay trong khu dân cư rộng gần 2 ha với 1.000 con. Bên trong không hề có mùi hôi thối, không bẩn và không có nước thải. Một công nhân tại đây khẳng định: "Các chuồng lợn tiêu chuẩn như 5 sao. Đố ai ngửi thấy mùi phân lợn".Toàn bộ quy trình chăn nuôi, sơ chế, đóng gói được tổ chức khép kín trong trang trại và ứng dụng công nghệ EM (Effective Microorganisms) Nhật Bản. Giáo sư - tiến sĩ Teruo Higa, Trường ĐH Ruykyu Okinawa là người sáng tạo ra quy trình này và áp dụng thực tiễn từ năm 1980 ở nhiều nước trên thế giới.Công nghệ EM tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm. Trong ảnh là lớp đệm lót chuồng gồm đất, mùn cưa, chế phẩm vi sinh... đảm bảo độ sâu tiêu chuẩn từ 70-80 cm, được cải tạo thường xuyên một tháng một lần cho tơi xốp.Việc cải tạo và phun chế phẩm vi sinh cho đệm lót sinh học định kỳ hàng tuần giúp nền được tơi xốp và xử lý triệt để các chất thải (bao gồm cả chất thải lỏng, rắn & khí) của vật nuôi. Nền vừa là nơi vi sinh vật phát triển vừa là nơi thẩm thấu, phân hủy hết các chất thải của lợn.Thức ăn của lợn được sản xuất trực tiếp tại trang trại từ các nguyên liệu đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho vật nuôi, được xay, trộn đều với chế phẩm EM. Sau đó, thức ăn được đưa vào các thùng ủ kín từ 4-5 ngày.Lợn uống nước trực tiếp từ vòi để đảm bảo giữ sạch nguồn nước. Vòi được thiết kế đặc biệt để khi lợn đưa mõm vào hút, lúc đó nước mới chảy ra.Ngày nóng, hệ thống làm mát bằng nước sẽ phun nước lên mái nhà nuôi lợn.
Bên trong trại lợn 'ba không' ở Hà Nội.Lợn được chăm sóc trong không gian thoáng mát vào mùa hè, sưởi ấm bằng đèn điện vào mùa đông.Đệm lót sinh học của chuồng lợn sau thời gian khoảng một năm sẽ làm phân bón hữu cơ phục vụ cho trồng trọt.Anh Toàn - quản lý cơ sở này cho biết, lớp lót chuồng sau một năm được bán lại cho những vùng rau an toàn của Hà Nội như Vân Canh, Vân Nội.Lợn được tắm sạch sẽ trước khi giết mổ. Chất thải của lợn (nước, chất rắn, chất khí...) sẽ bị xử lý hoàn toàn tại chỗ bởi lớp đệm lót sinh học. Trong suốt quá trình chăn nuôi sẽ không có bất kỳ xả thải nào ra môi trường.Quá trình giết mổ lợn tiến hành bằng cách sử dụng kìm điện gây ngất. Việc này đảm bảo lợn trong trại thái bình thường, không bị stress trước khi giết mổ.Sau đó, trang trại tiến hành quy trình mổ treo.Thịt lợn sau khi giết được chuyển vào bảo quản lạnh theo thời gian quy định để giảm độ pH (trong dân gian gọi là quá trình bài chua) trước khi pha cắt, đóng gói, nhằm giữ chất lượng được lâu hơn.Công nhân pha cắt thị lợn đeo găng tay đảm bảo vệ sinh trong phòng lạnh.
Bên trong trại lợn 'ba không' ở Hà Nội.Thịt lợn được đóng gói, hút chân không theo tiêu chuẩn công nghệ chế biến thực phẩm.Pha lóc thịt lợn thành các chủng loại.
Xe ra vào một trang trại lợn ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) phải qua bể khử trùng nhằm tránh dịch bệnh cho cả đàn.
Trang trại lợn này nằm ngay trong khu dân cư rộng gần 2 ha với 1.000 con. Bên trong không hề có mùi hôi thối, không bẩn và không có nước thải. Một công nhân tại đây khẳng định: "Các chuồng lợn tiêu chuẩn như 5 sao. Đố ai ngửi thấy mùi phân lợn".
Toàn bộ quy trình chăn nuôi, sơ chế, đóng gói được tổ chức khép kín trong trang trại và ứng dụng công nghệ EM (Effective Microorganisms) Nhật Bản. Giáo sư - tiến sĩ Teruo Higa, Trường ĐH Ruykyu Okinawa là người sáng tạo ra quy trình này và áp dụng thực tiễn từ năm 1980 ở nhiều nước trên thế giới.
Công nghệ EM tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm. Trong ảnh là lớp đệm lót chuồng gồm đất, mùn cưa, chế phẩm vi sinh... đảm bảo độ sâu tiêu chuẩn từ 70-80 cm, được cải tạo thường xuyên một tháng một lần cho tơi xốp.
Việc cải tạo và phun chế phẩm vi sinh cho đệm lót sinh học định kỳ hàng tuần giúp nền được tơi xốp và xử lý triệt để các chất thải (bao gồm cả chất thải lỏng, rắn & khí) của vật nuôi. Nền vừa là nơi vi sinh vật phát triển vừa là nơi thẩm thấu, phân hủy hết các chất thải của lợn.
Thức ăn của lợn được sản xuất trực tiếp tại trang trại từ các nguyên liệu đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho vật nuôi, được xay, trộn đều với chế phẩm EM. Sau đó, thức ăn được đưa vào các thùng ủ kín từ 4-5 ngày.
Lợn uống nước trực tiếp từ vòi để đảm bảo giữ sạch nguồn nước. Vòi được thiết kế đặc biệt để khi lợn đưa mõm vào hút, lúc đó nước mới chảy ra.
Ngày nóng, hệ thống làm mát bằng nước sẽ phun nước lên mái nhà nuôi lợn.
Bên trong trại lợn 'ba không' ở Hà Nội.
Lợn được chăm sóc trong không gian thoáng mát vào mùa hè, sưởi ấm bằng đèn điện vào mùa đông.
Đệm lót sinh học của chuồng lợn sau thời gian khoảng một năm sẽ làm phân bón hữu cơ phục vụ cho trồng trọt.
Anh Toàn - quản lý cơ sở này cho biết, lớp lót chuồng sau một năm được bán lại cho những vùng rau an toàn của Hà Nội như Vân Canh, Vân Nội.
Lợn được tắm sạch sẽ trước khi giết mổ. Chất thải của lợn (nước, chất rắn, chất khí...) sẽ bị xử lý hoàn toàn tại chỗ bởi lớp đệm lót sinh học. Trong suốt quá trình chăn nuôi sẽ không có bất kỳ xả thải nào ra môi trường.
Quá trình giết mổ lợn tiến hành bằng cách sử dụng kìm điện gây ngất. Việc này đảm bảo lợn trong trại thái bình thường, không bị stress trước khi giết mổ.
Sau đó, trang trại tiến hành quy trình mổ treo.
Thịt lợn sau khi giết được chuyển vào bảo quản lạnh theo thời gian quy định để giảm độ pH (trong dân gian gọi là quá trình bài chua) trước khi pha cắt, đóng gói, nhằm giữ chất lượng được lâu hơn.
Công nhân pha cắt thị lợn đeo găng tay đảm bảo vệ sinh trong phòng lạnh.
Bên trong trại lợn 'ba không' ở Hà Nội.
Thịt lợn được đóng gói, hút chân không theo tiêu chuẩn công nghệ chế biến thực phẩm.
Pha lóc thịt lợn thành các chủng loại.