Tắt bớt ứng dụng không dùng: Chạy nhiều ứng dụng sẽ khiến máy nhanh hết pin và nóng lên nhanh chóng. Vậy nên, nếu không sử dụng ứng dụng nào thì bạn hãy chú ý tắt bớt chúng đi để tiết kiệm pin và tản nhiệt cho điện thoại.Sạc pin đúng cách: Trong quá trình sạc điện thoại sinh nhiệt khá nhiều, nghĩa là bản thân máy đã rất nóng. Do đó, hãy đặt thiết bị tránh xa các nguồn gây nóng, tháo ốp lưng và hạn chế sử dụng khi đang sạc để hạ nhiệt cho điện thoại. Để điện thoại "nghỉ ngơi" khi chúng đang được sạc là một cách tản nhiệt cho điện thoại.Không lạm dụng kết nối 3G: Tắt kết nối 3G hoặc 4G khi không cần thiết vừa có lợi cho smartphone, vừa giúp máy bớt sinh nhiệt, mà còn giúp người dùng tiết kiệm được chi phí sử dụng dữ liệu di động đắt đỏ hiện nay.Dùng điện thoại trong bóng râm khi ra ngoài: Giữ điện thoại nơi thoáng mát, tránh mang ra ngoài trời nắng vào mùa hè. Nếu để thiết bị tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời có thể làm hỏng pin và màn hình. Hạn chế cất điện thoại trong túi chật, tủ nhiệt và lưu ý không để mồ hôi hay nước rơi vào thiết bị.Để điện thoại trước quạt: Nếu điện thoại quá nóng, hãy dùng quạt để làm mát. Ý tưởng này có vẻ ngớ ngẩn nhưng rất hữu hiệu và đúng với nguyên tắc vật lý. Một làn gió nhẹ giống như cơ chế làm mát bằng không khí, giúp quá trình giải phóng nhiệt diễn ra nhanh hơn.Thay thế pin đã kém: Pin của điện thoại di động có “tuổi thọ” thông thường từ 300-500 lần sạc. Vậy nên, người dùng cần thay thế pin cho “dế” yêu của mình sau 1-2 năm sử dụng. Tùy thuộc vào độ chai của pin mà nên cân nhắc thay pin. Như vậy, dung lượng pin được đảm bảo và điện thoại không bị nóng. Tháo ốp lưng: Thiết kế của điện thoại đều cố gắng tạo khả năng thoát nhiệt trên bề mặt. Nhưng việc sử dụng ốp lưng nhiều khi làm giảm hiệu quả của quá trình này, đặc biệt với sản phẩm sử dụng chất liệu cách nhiệt. Vì thế, ngay khi nhận thấy smartphone nóng lên, hãy tháo ngay vỏ ốp để máy thoát nhiệt tốt hơn.Không để smartphone trong ô tô: Nhiệt độ từ môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng không ít đến hiện trạng nóng lên của điện thoại. Nếu người dùng để điện thoại trong xe đóng kín, nhiệt độ của nó có thể tăng lên tới 20 độ so với khi để trong phòng. Đây là một nguyên nhân dẫn đến tai nạn cháy nổ của điện thoại.Hạn chế dùng điện thoại trên bãi biển: Ngoài bãi biển, hơi nước, muối, mặt trời và cát đều không tốt cho điện thoại. Nếu phải mang điện thoại khi ra biển, hãy che kín các cổng kết nối bằng băng dính chuyên dụng. Cách tiết kiệm và tiện dụng hơn là hãy để trong túi nhựa kéo khóa chặt. Đây cũng là một lưu ý để tản nhiệt cho điện thoại.
Tắt bớt ứng dụng không dùng: Chạy nhiều ứng dụng sẽ khiến máy nhanh hết pin và nóng lên nhanh chóng. Vậy nên, nếu không sử dụng ứng dụng nào thì bạn hãy chú ý tắt bớt chúng đi để tiết kiệm pin và tản nhiệt cho điện thoại.
Sạc pin đúng cách: Trong quá trình sạc điện thoại sinh nhiệt khá nhiều, nghĩa là bản thân máy đã rất nóng. Do đó, hãy đặt thiết bị tránh xa các nguồn gây nóng, tháo ốp lưng và hạn chế sử dụng khi đang sạc để hạ nhiệt cho điện thoại. Để điện thoại "nghỉ ngơi" khi chúng đang được sạc là một cách tản nhiệt cho điện thoại.
Không lạm dụng kết nối 3G: Tắt kết nối 3G hoặc 4G khi không cần thiết vừa có lợi cho smartphone, vừa giúp máy bớt sinh nhiệt, mà còn giúp người dùng tiết kiệm được chi phí sử dụng dữ liệu di động đắt đỏ hiện nay.
Dùng điện thoại trong bóng râm khi ra ngoài: Giữ điện thoại nơi thoáng mát, tránh mang ra ngoài trời nắng vào mùa hè. Nếu để thiết bị tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời có thể làm hỏng pin và màn hình. Hạn chế cất điện thoại trong túi chật, tủ nhiệt và lưu ý không để mồ hôi hay nước rơi vào thiết bị.
Để điện thoại trước quạt: Nếu điện thoại quá nóng, hãy dùng quạt để làm mát. Ý tưởng này có vẻ ngớ ngẩn nhưng rất hữu hiệu và đúng với nguyên tắc vật lý. Một làn gió nhẹ giống như cơ chế làm mát bằng không khí, giúp quá trình giải phóng nhiệt diễn ra nhanh hơn.
Thay thế pin đã kém: Pin của điện thoại di động có “tuổi thọ” thông thường từ 300-500 lần sạc. Vậy nên, người dùng cần thay thế pin cho “dế” yêu của mình sau 1-2 năm sử dụng. Tùy thuộc vào độ chai của pin mà nên cân nhắc thay pin. Như vậy, dung lượng pin được đảm bảo và điện thoại không bị nóng.
Tháo ốp lưng: Thiết kế của điện thoại đều cố gắng tạo khả năng thoát nhiệt trên bề mặt. Nhưng việc sử dụng ốp lưng nhiều khi làm giảm hiệu quả của quá trình này, đặc biệt với sản phẩm sử dụng chất liệu cách nhiệt. Vì thế, ngay khi nhận thấy smartphone nóng lên, hãy tháo ngay vỏ ốp để máy thoát nhiệt tốt hơn.
Không để smartphone trong ô tô: Nhiệt độ từ môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng không ít đến hiện trạng nóng lên của điện thoại. Nếu người dùng để điện thoại trong xe đóng kín, nhiệt độ của nó có thể tăng lên tới 20 độ so với khi để trong phòng. Đây là một nguyên nhân dẫn đến tai nạn cháy nổ của điện thoại.
Hạn chế dùng điện thoại trên bãi biển: Ngoài bãi biển, hơi nước, muối, mặt trời và cát đều không tốt cho điện thoại. Nếu phải mang điện thoại khi ra biển, hãy che kín các cổng kết nối bằng băng dính chuyên dụng. Cách tiết kiệm và tiện dụng hơn là hãy để trong túi nhựa kéo khóa chặt. Đây cũng là một lưu ý để tản nhiệt cho điện thoại.