Cảnh Đức Trấn cũng chính là đơn vị vừa chế tác bộ đồ dùng "dát vàng" dành cho yến tiệc ở Hội nghị cấp cao hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Các thợ thủ công bậc thầy của làng gốm sứ Cảnh Đức Trấn đã bắt đầu lên ý tưởng cho bàn tiệc APEC bắt đầu từ tháng 4/2014. Sau nhiều lần chỉnh sửa, bản thiết kế mới hoàn thiện tháng 9/2014.
Cảnh Đức Trấn có lịch sử chế tác gốm sứ hơn 1.700 năm. Những di chỉ gốm sứ, công nghệ chế tác cũng như bí quyết chế tác gốm sứ độc đáo chính là ưu thế phát triển du lịch văn hoá của Cảnh Đức Trấn.
Hiện, làng gốm sứ Cảnh Đức Trấn vẫn bảo tồn hệ thống nghề chế tác gốm sứ quy mô và tương đối hoàn chỉnh của thời cổ đại.
Sản phẩm của Cảnh Đức Trấn được mô tả là "mỏng như giấy, trắng như ngọc, sáng như gương và vang như chuông". Một trong những lý do tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho gốm sứ nơi đây chính là sự phân công lao động rất kỹ càng.
Sử sách ghi lại, vào đời vua Càn Long, tại Cảnh Đức Trấn có 3.000 lò chuyên về đồ gốm và đồ sứ. Thợ thủ công bậc thầy có trên mấy trăm ngàn người, mỗi người mỗi nhiệm vụ riêng, không ai xâm phạm nghề ai, người lo vận tải đất và vật liệu, người chuyên nắn đúc, người thì trang trí vẽ vời, người khác coi về lò lửa…
Cả quy trình hoàn thiện sản phẩm từ công đoạn nhào nặn đất sét đến chỉnh sửa mẫu vật phải cần tới sự tham gia của 72 người. Chính vì vậy, những thợ thủ công ở đây đều rất điêu luyện.
Thời xưa, gốm sứ nghệ thuật của Cảnh Đức Trấn đều dựa trên những mẫu hoa văn, những bức vẽ của các họa sĩ trong hoàng cung hoặc dựa trên những mẫu hoa văn truyền thống trong dân gian, sau đó các thợ tô vẽ những hoa văn này lên phôi sứ rồi đem nung thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Do chất lượng tốt, Cảnh Đức Trấn được chọn là nơi chuyên sản xuất đồ gốm sứ cho hoàng cung từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
Sản phẩm gốm sứ của Cảnh Đức Trấn ngày càng có danh tiếng và được ưa chuộng. Vào thời Minh, Cảnh Đức Trấn không chỉ là trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, mà còn xuất khẩu ra cả các nước khác.
Bộ Văn hóa Trung Quốc đã đưa nghệ thuật gốm sứ thủ công Trấn Cảnh Đức vào danh sách di sản văn hóa vô hình cần được ưu tiên hàng đầu. Chính quyền địa phương cũng thực hiện các dự án khôi phục và bảo tồn lò nung gốm để tăng cường sản xuất.
Cảnh Đức Trấn cũng chính là đơn vị vừa chế tác bộ đồ dùng "dát vàng" dành cho yến tiệc ở Hội nghị cấp cao hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Các thợ thủ công bậc thầy của làng gốm sứ Cảnh Đức Trấn đã bắt đầu lên ý tưởng cho bàn tiệc APEC bắt đầu từ tháng 4/2014. Sau nhiều lần chỉnh sửa, bản thiết kế mới hoàn thiện tháng 9/2014.
Cảnh Đức Trấn có lịch sử chế tác gốm sứ hơn 1.700 năm. Những di chỉ gốm sứ, công nghệ chế tác cũng như bí quyết chế tác gốm sứ độc đáo chính là ưu thế phát triển du lịch văn hoá của Cảnh Đức Trấn.
Hiện, làng gốm sứ Cảnh Đức Trấn vẫn bảo tồn hệ thống nghề chế tác gốm sứ quy mô và tương đối hoàn chỉnh của thời cổ đại.
Sản phẩm của Cảnh Đức Trấn được mô tả là "mỏng như giấy, trắng như ngọc, sáng như gương và vang như chuông". Một trong những lý do tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho gốm sứ nơi đây chính là sự phân công lao động rất kỹ càng.
Sử sách ghi lại, vào đời vua Càn Long, tại Cảnh Đức Trấn có 3.000 lò chuyên về đồ gốm và đồ sứ. Thợ thủ công bậc thầy có trên mấy trăm ngàn người, mỗi người mỗi nhiệm vụ riêng, không ai xâm phạm nghề ai, người lo vận tải đất và vật liệu, người chuyên nắn đúc, người thì trang trí vẽ vời, người khác coi về lò lửa…
Cả quy trình hoàn thiện sản phẩm từ công đoạn nhào nặn đất sét đến chỉnh sửa mẫu vật phải cần tới sự tham gia của 72 người. Chính vì vậy, những thợ thủ công ở đây đều rất điêu luyện.
Thời xưa, gốm sứ nghệ thuật của Cảnh Đức Trấn đều dựa trên những mẫu hoa văn, những bức vẽ của các họa sĩ trong hoàng cung hoặc dựa trên những mẫu hoa văn truyền thống trong dân gian, sau đó các thợ tô vẽ những hoa văn này lên phôi sứ rồi đem nung thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Do chất lượng tốt, Cảnh Đức Trấn được chọn là nơi chuyên sản xuất đồ gốm sứ cho hoàng cung từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
Sản phẩm gốm sứ của Cảnh Đức Trấn ngày càng có danh tiếng và được ưa chuộng. Vào thời Minh, Cảnh Đức Trấn không chỉ là trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, mà còn xuất khẩu ra cả các nước khác.
Bộ Văn hóa Trung Quốc đã đưa nghệ thuật gốm sứ thủ công Trấn Cảnh Đức vào danh sách di sản văn hóa vô hình cần được ưu tiên hàng đầu. Chính quyền địa phương cũng thực hiện các dự án khôi phục và bảo tồn lò nung gốm để tăng cường sản xuất.