Nguyên liệu để làm vàng quỳ là những thỏi vàng thật 9999 nên giá của vàng quỳ thay đổi theo sự lên xuống của giá vàng. Qua tìm hiểu từ nghệ nhân Nguyễn Anh Chung với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề cho biết: Để có được một quỳ phải trải qua 40 công đoạn lớn nhỏ.Tóm gọn lại có 4 công đoạn chính. Đầu tiên, vàng mười sẽ được đập cho dài và mỏng (gọi là đập diệp) có bề ngang 1cm, được cắt thành những hình vuông nhỏ 1cm2 rồi đặt vào lá quỳ. Lá quỳ có cạnh dài 4cm được kén từ loại giấy dó (giấy làm tranh Đông Hồ) mỏng và dai, được "lướt" nhiều lần bằng mực tự chế làm bằng loại bồ hóng đặc biệt, trộn với keo da trâu, tạo cho giấy quỳ bền chắc.
Thứ 2, mỗi quỳ có 500 lá, trên mỗi lá đặt một mảnh vàng nhỏ 1cm2, dùng vải dường bâu Nam Định gói lại, đặt lên đe bằng đá, dùng loại búa chuyên dụng đập lên tập lá quỳ.
Sau hơn 1h đập liên tục, mảnh vàng sẽ mỏng và tràn bằng lá quỳ.
Thứ 3, các lá vàng đã đập mỏng được cắt thành mười hai mảnh.
Sau đó, họ lấy từng mảnh đặt tiếp lên từng lá quỳ và tiếp tục đập mỏng. Muốn có một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng một giờ liên tục. Tính ra, phải đập trên 400 nhát búa cho một quỳ vàng.
Cuối cùng là gỡ vàng ra khỏi giấy quỳ và xếp lại với nhau. Ở công đoạn này, người thợ phải làm việc trong phòng kín và phải thở thật nhẹ nhàng vì chỉ cần vô ý thở mạnh, vàng cũng đã bay tung.
Thành phẩm được xếp gọn và gói kín trong giấy hồng với 500 lá vàng được xếp thành một quỳ tương đương với nửa chỉ vàng.
Khi sử dụng, người thợ dùng chiếc bay rất mỏng bằng xương hoặc mảng tre vát mỏng để giát lên các sản phẩm, họa sỹ dùng bút vẽ với dầu sơn chấm vào vàng quỳ để vẽ lên tranh sơn mài.
Hầu hết các pho tượng Phật, hoành phi câu đối lấp lánh ánh vàng bạc ở các di tích lịch sử, đình, chùa, miếu mạo... của nước ta đều do bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng nghề Kiêu Kỵ tạo nên. Dù trải qua một thời gian dài những thờ cúng dát vàng này vẫn bền đẹp.
Nguyên liệu để làm vàng quỳ là những thỏi vàng thật 9999 nên giá của vàng quỳ thay đổi theo sự lên xuống của giá vàng. Qua tìm hiểu từ nghệ nhân Nguyễn Anh Chung với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề cho biết: Để có được một quỳ phải trải qua 40 công đoạn lớn nhỏ.
Tóm gọn lại có 4 công đoạn chính. Đầu tiên, vàng mười sẽ được đập cho dài và mỏng (gọi là đập diệp) có bề ngang 1cm, được cắt thành những hình vuông nhỏ 1cm2 rồi đặt vào lá quỳ.
Lá quỳ có cạnh dài 4cm được kén từ loại giấy dó (giấy làm tranh Đông Hồ) mỏng và dai, được "lướt" nhiều lần bằng mực tự chế làm bằng loại bồ hóng đặc biệt, trộn với keo da trâu, tạo cho giấy quỳ bền chắc.
Thứ 2, mỗi quỳ có 500 lá, trên mỗi lá đặt một mảnh vàng nhỏ 1cm2, dùng vải dường bâu Nam Định gói lại, đặt lên đe bằng đá, dùng loại búa chuyên dụng đập lên tập lá quỳ.
Sau hơn 1h đập liên tục, mảnh vàng sẽ mỏng và tràn bằng lá quỳ.
Thứ 3, các lá vàng đã đập mỏng được cắt thành mười hai mảnh.
Sau đó, họ lấy từng mảnh đặt tiếp lên từng lá quỳ và tiếp tục đập mỏng. Muốn có một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng một giờ liên tục. Tính ra, phải đập trên 400 nhát búa cho một quỳ vàng.
Cuối cùng là gỡ vàng ra khỏi giấy quỳ và xếp lại với nhau. Ở công đoạn này, người thợ phải làm việc trong phòng kín và phải thở thật nhẹ nhàng vì chỉ cần vô ý thở mạnh, vàng cũng đã bay tung.
Thành phẩm được xếp gọn và gói kín trong giấy hồng với 500 lá vàng được xếp thành một quỳ tương đương với nửa chỉ vàng.
Khi sử dụng, người thợ dùng chiếc bay rất mỏng bằng xương hoặc mảng tre vát mỏng để giát lên các sản phẩm, họa sỹ dùng bút vẽ với dầu sơn chấm vào vàng quỳ để vẽ lên tranh sơn mài.
Hầu hết các pho tượng Phật, hoành phi câu đối lấp lánh ánh vàng bạc ở các di tích lịch sử, đình, chùa, miếu mạo... của nước ta đều do bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng nghề Kiêu Kỵ tạo nên. Dù trải qua một thời gian dài những thờ cúng dát vàng này vẫn bền đẹp.