"Kho vàng thô" trên đỉnh Hoành Sơn
Chăm sóc, gìn giữ rồi nuôi sống lại những “miệng trầm” của 20 năm trở về trước là công việc hiện nay của một số phụ nuôi trầm ở đỉnh sương mù Hoành Sơn (Quảng Trạch, Quảng Bình). Muốn có được gốc trầm “khủng” - những “ kho vàng thô”, lộc hiếm chốn thâm sơn thì phu trầm phải ngược rừng để đi “săn” - Ảnh nguồn: PLVN.Theo anh Chu Đức Thanh (46 tuổi), người xã Quảng Kim (Quảng Trạch, Quảng Bình), những súc trầm có đường kính trên dưới 35cm được đánh giá là “rất có tương lai”, nếu biết tận dụng, nuôi giữ thì sau một khoảng thời gian nhất định, chúng sẽ dần hình thành trai cọng và tạo dầu. Còn lại, những miệng trầm không có tương lai, nghĩa là những trai cọng ít dầu sẽ được anh Thanh bán trước với giá rẻ. - Ảnh nguồn: PLVN.
“Miệng trầm” được chia ra thành nhiều loại. Cụ thể, loại một là những gốc trầm do thiên nhiên tự tạo, trai cọng quặn quẹo, loại này là trầm “khủng” thường bán trên thị trường theo ước định từng lạng. Mỗi lạng dao động không dưới 7 đến 8 triệu. Loại thứ hai là những miệng chêm có tuổi đời lâu năm (những nhát rựa của người cha xưa có thể là do sinh hoạt, cũng có thể do cuộc tìm trầm trước đó để lại - PV), loại này ngày nay rất hiếm - Ảnh nguồn: PLVN.Loại thứ ba là những thân dó bầu còn nguyên, hay được bàn tay người nuôi, chăm bón từ cây con đến khi trưởng thành. Với loại này, người ta có thể dùng khoan hay đục để tạo bộng nuôi trầm, rồi tích cực chăm sóc có thể lên đến vài chục năm. Loại cuối cùng, như đã nói là những trai cọng, miệng chêm ít tuổi, loại này thường được bán theo ước định từng yến, giá thành cũng vì thế thấp nhất. - Ảnh nguồn: PLVN. Sâm Ngọc Linh rừng
Theo đông y, trong 4 loại dược liệu quý hiếm gồm sâm, nhung, quế, phụ, nhân sâm là loại được xếp đầu tiên. Trong đó, sâm Ngọc Linh được đánh giá là loài sâm tốt nhất thế giới hiện nay. Loại sâm Ngọc Linh này thường mọc ở vùng núi Ngọc Linh (Quảng Nam) - Ảnh nguồn: VnExpress.Giá của loại sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên, rẻ nhất cũng lên tới 120 triệu đồng/kg, loại cao cấp hơn (củ từ 1,5kg trở lên) giá ở mức 400 triệu đồng/kg. Loại sâm Ngọc Linh rừng được các đại gia săn lùng ráo riết, đặc biệt là sâm rừng loại khủng để về tẩm bổ hoặc làm quà biếu tặng - Ảnh nguồn: VnExpress. Kho báu 4.000 tấn vàng ở Bình Thuận?
“Kho báu núi Tàu chứa 4.000 tấn vàng thực chất được chôn giấu dưới ba cái giếng”, đó là trình báo của ông Nguyễn Văn Đợi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM với chính quyền xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Cả ba vị trí nói trên cách núi Tàu, nơi ông Trần Văn Tiệp từng bỏ ra hơn 20 năm tìm kiếm, khoảng 1 km - Ảnh nguồn: Pháp luật TP HCM.Theo ghi nhận, ba địa điểm ghi là kho chứa vàng cách nhau khoảng 500-700 m ở một khu vực khá hẻo lánh, cách bờ biển chừng vài chục mét. Ông Đợi khẳng định kho chứa vàng nằm ở độ sâu 7-10 m, dưới lớp bê tông dày 40 cm. Điều đáng nói, ba vị trí nói trên cách núi Tàu, nơi đã từng có người bỏ ra hơn 20 năm tìm kiếm chỉ gần 1 km - Ảnh nguồn: Pháp luật TP HCM.Tuy nhiên, sau khi nghe ông Đợi trình bày các chứng cứ và qua làm việc cũng như kiểm tra thực tế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận khẳng định: Thông tin do ông Hoàng Văn Đợi cung cấp xuất phát từ suy luận theo hướng cảm tính cá nhân, hoàn toàn không có căn cứ pháp lý, không có cơ sở khoa học - Ảnh nguồn: Pháp luật TP HCM.
"Kho vàng thô" trên đỉnh Hoành Sơn
Chăm sóc, gìn giữ rồi nuôi sống lại những “miệng trầm” của 20 năm trở về trước là công việc hiện nay của một số phụ nuôi trầm ở đỉnh sương mù Hoành Sơn (Quảng Trạch, Quảng Bình). Muốn có được gốc trầm “khủng” - những “ kho vàng thô”, lộc hiếm chốn thâm sơn thì phu trầm phải ngược rừng để đi “săn” - Ảnh nguồn: PLVN.
Theo anh Chu Đức Thanh (46 tuổi), người xã Quảng Kim (Quảng Trạch, Quảng Bình), những súc trầm có đường kính trên dưới 35cm được đánh giá là “rất có tương lai”, nếu biết tận dụng, nuôi giữ thì sau một khoảng thời gian nhất định, chúng sẽ dần hình thành trai cọng và tạo dầu. Còn lại, những miệng trầm không có tương lai, nghĩa là những trai cọng ít dầu sẽ được anh Thanh bán trước với giá rẻ. - Ảnh nguồn: PLVN.
“Miệng trầm” được chia ra thành nhiều loại. Cụ thể, loại một là những gốc trầm do thiên nhiên tự tạo, trai cọng quặn quẹo, loại này là trầm “khủng” thường bán trên thị trường theo ước định từng lạng. Mỗi lạng dao động không dưới 7 đến 8 triệu. Loại thứ hai là những miệng chêm có tuổi đời lâu năm (những nhát rựa của người cha xưa có thể là do sinh hoạt, cũng có thể do cuộc tìm trầm trước đó để lại - PV), loại này ngày nay rất hiếm - Ảnh nguồn: PLVN.
Loại thứ ba là những thân dó bầu còn nguyên, hay được bàn tay người nuôi, chăm bón từ cây con đến khi trưởng thành. Với loại này, người ta có thể dùng khoan hay đục để tạo bộng nuôi trầm, rồi tích cực chăm sóc có thể lên đến vài chục năm. Loại cuối cùng, như đã nói là những trai cọng, miệng chêm ít tuổi, loại này thường được bán theo ước định từng yến, giá thành cũng vì thế thấp nhất. - Ảnh nguồn: PLVN.
Sâm Ngọc Linh rừng
Theo đông y, trong 4 loại dược liệu quý hiếm gồm sâm, nhung, quế, phụ, nhân sâm là loại được xếp đầu tiên. Trong đó, sâm Ngọc Linh được đánh giá là loài sâm tốt nhất thế giới hiện nay. Loại sâm Ngọc Linh này thường mọc ở vùng núi Ngọc Linh (Quảng Nam) - Ảnh nguồn: VnExpress.
Giá của loại sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên, rẻ nhất cũng lên tới 120 triệu đồng/kg, loại cao cấp hơn (củ từ 1,5kg trở lên) giá ở mức 400 triệu đồng/kg. Loại sâm Ngọc Linh rừng được các đại gia săn lùng ráo riết, đặc biệt là sâm rừng loại khủng để về tẩm bổ hoặc làm quà biếu tặng - Ảnh nguồn: VnExpress.
Kho báu 4.000 tấn vàng ở Bình Thuận?
“Kho báu núi Tàu chứa 4.000 tấn vàng thực chất được chôn giấu dưới ba cái giếng”, đó là trình báo của ông Nguyễn Văn Đợi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM với chính quyền xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Cả ba vị trí nói trên cách núi Tàu, nơi ông Trần Văn Tiệp từng bỏ ra hơn 20 năm tìm kiếm, khoảng 1 km - Ảnh nguồn: Pháp luật TP HCM.
Theo ghi nhận, ba địa điểm ghi là kho chứa vàng cách nhau khoảng 500-700 m ở một khu vực khá hẻo lánh, cách bờ biển chừng vài chục mét. Ông Đợi khẳng định kho chứa vàng nằm ở độ sâu 7-10 m, dưới lớp bê tông dày 40 cm. Điều đáng nói, ba vị trí nói trên cách núi Tàu, nơi đã từng có người bỏ ra hơn 20 năm tìm kiếm chỉ gần 1 km - Ảnh nguồn: Pháp luật TP HCM.
Tuy nhiên, sau khi nghe ông Đợi trình bày các chứng cứ và qua làm việc cũng như kiểm tra thực tế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận khẳng định: Thông tin do ông Hoàng Văn Đợi cung cấp xuất phát từ suy luận theo hướng cảm tính cá nhân, hoàn toàn không có căn cứ pháp lý, không có cơ sở khoa học - Ảnh nguồn: Pháp luật TP HCM.