Nhiều sếp lớn các doanh nghiệp Việt được trả mức thù lao “khủng” lên tới hàng tỷ đồng/năm, trong đó cao nhất vẫn thuộc về lĩnh vực ngân hàng. Chèo lái Vietcombank, các sếp trong Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) nhận lương trung bình 1,9 tỷ đồng/năm/người trong năm 2016. Đây vẫn chưa phải là mức thù lao cao nhất cho sếp lớn tại các doanh nghiệp Việt. Ảnh: Ebankplus.Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một trong số các ngân hàng dẫn đầu thị trường về mức chi thù lao HĐQT và Ban Kiểm soát. Sếp VP Bank có cơ hội lĩnh mức lương thưởng lên tới 3,6 tỷ đồng/năm nếu đạt mục tiêu lợi nhuận. Ảnh: Congluan.Một ngân hàng TMCP khác có mức chi không kém là Techcombank. Ngân hàng này thông qua kế hoạch trả thù lao năm 2016 cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát với mức cố định là 29,54 tỷ đồng. Theo cơ cấu quản trị ngân hàng, số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Techcombank là 11 người, như vậy mức thu nhập bình quân cho mỗi thành viên lên đến 2,6 tỷ đồng/năm. Ảnh: Techcombank.Trong khi đó, Maritime Bank dự kiến mức thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2016 ở mức 16 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2015. Với 9 thành viên tất cả, mức lương bình quân mỗi sếp lớn nhận được trong năm 2016 là 1,7 tỷ đồng. Ảnh: Saigondautu.Tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), thù lao dành cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2016 là 8,2 tỷ đồng. Bộ máy Hội đồng quản trị và ban kiểm soát hiện tại của OCB chỉ có 8 người, nên mức lương thưởng bình quân mỗi người sẽ nhận trong năm 2016 là hơn 1 tỷ đồng. Ảnh: Nganhangplus.Không riêng lĩnh vực ngân hàng, nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng trả lương khá cao cho các vị trí lãnh đạo. Chẳng hạn, dàn lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) có thu nhập bình quân khoảng 41-52 triệu đồng/tháng, tương đương mức 2.000 USD. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn là ông Lê Minh Chuẩn có thu nhập 626 triệu đồng, tương ứng 52,2 triệu đồng/tháng. Ảnh: Tapchitaichinh.Tương tự tại Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT), ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch VNPT có mức thu nhập bình quân 600 triệu đồng/năm. Tổng giám đốc Phạm Đức Long có thu nhập bình 575 triệu đồng. Ảnh: Vnpt-hanoi.Theo báo cáo của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), trong 2 năm (2015 – 2016), số người quản lý tổng công ty là 13. Mức thu nhập bình quân của mỗi sếp VICEM năm 2015 là 47,66 triệu đồng/tháng. Quỹ tiền thưởng dành cho các sếp thuộc doanh nghiệp này trong năm qua là 500 triệu đồng. Như vậy, mỗi sếp VICEM nhận tối thiểu 572 triệu đồng/năm. Ảnh: VTC.Ghi nhận lãi lớn trong năm 2015, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chi tới hơn 6 tỷ đồng trả lương, thù lao cho các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, tương đương bình quân 462 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Tuổi trẻ.Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016, cổ đông Petrolimex đã nhất trí thông qua phương án trả lương, thù lao thành viên HĐQT, Ban kiểm soát năm 2016, dự kiến hơn 7,6 tỷ đồng. Với phương án chi trả này, bình quân mỗi sếp Petrolimex sẽ nhận khoảng 586 triệu đồng/năm, mức cao hơn so với năm ngoái. Ảnh: Baoventd.Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), viên chức quản lý tập đoàn gồm có 13 người, có thu nhập trên dưới 600 triệu đồng năm 2015. Các lãnh đạo này đều đa phần có bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ. Đặc biệt, nhiều lãnh đạo có bằng thạc sĩ liên quan đến lĩnh vực điện năng. Ảnh: Vfpress.Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), chi mức thu nhập bình quân 12 lãnh đạo cấp cao là 44,1 triệu đồng/tháng, tương ứng 530 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Infonet.
Nhiều sếp lớn các doanh nghiệp Việt được trả mức thù lao “khủng” lên tới hàng tỷ đồng/năm, trong đó cao nhất vẫn thuộc về lĩnh vực ngân hàng. Chèo lái Vietcombank, các sếp trong Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) nhận lương trung bình 1,9 tỷ đồng/năm/người trong năm 2016. Đây vẫn chưa phải là mức thù lao cao nhất cho sếp lớn tại các doanh nghiệp Việt. Ảnh: Ebankplus.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một trong số các ngân hàng dẫn đầu thị trường về mức chi thù lao HĐQT và Ban Kiểm soát. Sếp VP Bank có cơ hội lĩnh mức lương thưởng lên tới 3,6 tỷ đồng/năm nếu đạt mục tiêu lợi nhuận. Ảnh: Congluan.
Một ngân hàng TMCP khác có mức chi không kém là Techcombank. Ngân hàng này thông qua kế hoạch trả thù lao năm 2016 cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát với mức cố định là 29,54 tỷ đồng. Theo cơ cấu quản trị ngân hàng, số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Techcombank là 11 người, như vậy mức thu nhập bình quân cho mỗi thành viên lên đến 2,6 tỷ đồng/năm. Ảnh: Techcombank.
Trong khi đó, Maritime Bank dự kiến mức thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2016 ở mức 16 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2015. Với 9 thành viên tất cả, mức lương bình quân mỗi sếp lớn nhận được trong năm 2016 là 1,7 tỷ đồng. Ảnh: Saigondautu.
Tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), thù lao dành cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2016 là 8,2 tỷ đồng. Bộ máy Hội đồng quản trị và ban kiểm soát hiện tại của OCB chỉ có 8 người, nên mức lương thưởng bình quân mỗi người sẽ nhận trong năm 2016 là hơn 1 tỷ đồng. Ảnh: Nganhangplus.
Không riêng lĩnh vực ngân hàng, nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng trả lương khá cao cho các vị trí lãnh đạo. Chẳng hạn, dàn lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) có thu nhập bình quân khoảng 41-52 triệu đồng/tháng, tương đương mức 2.000 USD. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn là ông Lê Minh Chuẩn có thu nhập 626 triệu đồng, tương ứng 52,2 triệu đồng/tháng. Ảnh: Tapchitaichinh.
Tương tự tại Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT), ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch VNPT có mức thu nhập bình quân 600 triệu đồng/năm. Tổng giám đốc Phạm Đức Long có thu nhập bình 575 triệu đồng. Ảnh: Vnpt-hanoi.
Theo báo cáo của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), trong 2 năm (2015 – 2016), số người quản lý tổng công ty là 13. Mức thu nhập bình quân của mỗi sếp VICEM năm 2015 là 47,66 triệu đồng/tháng. Quỹ tiền thưởng dành cho các sếp thuộc doanh nghiệp này trong năm qua là 500 triệu đồng. Như vậy, mỗi sếp VICEM nhận tối thiểu 572 triệu đồng/năm. Ảnh: VTC.
Ghi nhận lãi lớn trong năm 2015, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chi tới hơn 6 tỷ đồng trả lương, thù lao cho các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, tương đương bình quân 462 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Tuổi trẻ.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016, cổ đông Petrolimex đã nhất trí thông qua phương án trả lương, thù lao thành viên HĐQT, Ban kiểm soát năm 2016, dự kiến hơn 7,6 tỷ đồng. Với phương án chi trả này, bình quân mỗi sếp Petrolimex sẽ nhận khoảng 586 triệu đồng/năm, mức cao hơn so với năm ngoái. Ảnh: Baoventd.
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), viên chức quản lý tập đoàn gồm có 13 người, có thu nhập trên dưới 600 triệu đồng năm 2015. Các lãnh đạo này đều đa phần có bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ. Đặc biệt, nhiều lãnh đạo có bằng thạc sĩ liên quan đến lĩnh vực điện năng. Ảnh: Vfpress.
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), chi mức thu nhập bình quân 12 lãnh đạo cấp cao là 44,1 triệu đồng/tháng, tương ứng 530 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Infonet.