Thông tin trên báo Tuổi Trẻ cho hay, ông Hồ Quang Bửu - chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết đề án “Bảo tồn và phát triển vùng sâm Ngọc Linh đến năm 2030” vừa được Chính phủ thông qua. Ảnh minh họa.Theo đó, việc đưa sâm Ngọc Linh thành cây tỷ đô, nếu được đầu tư bài bản, cùng với các yếu tố kết hợp doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu, sâm Ngọc Linh có thể thu về 1,5 - 2 tỉ USD xuất khẩu mỗi năm. Ảnh: Tuổi Trẻ.Hồi tháng 6/2015, báo chí rầm rộ với thông tin siêu cao lương được đánh giá "quý như vàng" về Việt Nam. Đây là dự án do tập đoàn Sol Holdings của Nhật cùng đối tác Việt Nam là NTS Partners, tổng vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD.Dự án cũng kỳ vòng đến năm 2020, siêu cao lương sẽ thay thế gần như toàn bộ các cây cao lương khác và cây cỏ làm thức ăn cho gia súc.Siêu cao lương có thể làm thức ăn chăn nuôi, chế biến viên nén sinh học (dùng trong đốt lò hơi, nhiệt điện), chế tạo xăng sinh học và đường.Trước dự án cây tỷ đô sâm Ngọc Linh (Quảng Nam) và siêu cao lương của Nhật, dư luận cũng từng xôn xao khi dự án cây sachi được đưa về Việt Nam trồng tại Ninh Bình, Hòa Bình, Buôn Ma Thuột...Khi về Việt Nam, sachi được mệnh danh là "vua các loại hạt", chúng được quảng bá giá trị kinh tế lên tới 350 triệu đồng/ha. Bột Sachi có chất lượng hơn hẳn so với bột từ các loại hạt khác. Chúng được kỳ vọng là cây tỷ đô giúp đổi đời cho người dân.Bắt đầu được trồng trải nghiệm tại Việt Nam từ năm 2000, mắc ca thực sự nổi đình đám vào năm 2014. Các chuyên gia tin rằng một cây mắc ca có thể cho tới 70 kg hạt và với giá hiện khoảng 15 USD/kg hạt, sau 10 năm phát triển 100.000 héc ta và có thể đạt được kim ngạch 1 tỷ USD xuất khẩu.Trên thị trường, hạt mắc ca có giá đắt đỏ từ 300.000 - 350.000 đồng/kg, chúng được mệnh danh là "hoàng hậu quả khô" vì giá trị kinh tế mang lại.Mặc dù trước đó, mắc ca được đánh giá là hợp thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam song thực tế cho thấy đây loại cây trồng khó tính với những yêu cầu về đất đai, giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Nhiều người dân tại Lâm Đồng đã phải chặt mắc ca vì giống này cho năng suất thấp,Trong 10 năm qua, kể từ khi cây ca cao được trồng phổ biến và rộng rãi ở Việt Nam, đây vẫn là loại cây trồng được kỳ vọng cho năng suất cao và giá trị tỷ đô.Tuy nhiên, sau đó diện tích giảm liên tục và hiện chỉ còn 11.761 héc-ta. Từ 2012, diện tích trồng ca cao bị chặt bỏ hàng loạt vì đây cũng là thời điểm giá cao su, hồ tiêu, điều thô trên thị trường tăng mạnh.
Thông tin trên báo Tuổi Trẻ cho hay, ông Hồ Quang Bửu - chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết đề án “Bảo tồn và phát triển vùng sâm Ngọc Linh đến năm 2030” vừa được Chính phủ thông qua. Ảnh minh họa.
Theo đó, việc đưa sâm Ngọc Linh thành cây tỷ đô, nếu được đầu tư bài bản, cùng với các yếu tố kết hợp doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu, sâm Ngọc Linh có thể thu về 1,5 - 2 tỉ USD xuất khẩu mỗi năm. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Hồi tháng 6/2015, báo chí rầm rộ với thông tin siêu cao lương được đánh giá "quý như vàng" về Việt Nam. Đây là dự án do tập đoàn Sol Holdings của Nhật cùng đối tác Việt Nam là NTS Partners, tổng vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD.
Dự án cũng kỳ vòng đến năm 2020, siêu cao lương sẽ thay thế gần như toàn bộ các cây cao lương khác và cây cỏ làm thức ăn cho gia súc.
Siêu cao lương có thể làm thức ăn chăn nuôi, chế biến viên nén sinh học (dùng trong đốt lò hơi, nhiệt điện), chế tạo xăng sinh học và đường.
Trước dự án cây tỷ đô sâm Ngọc Linh (Quảng Nam) và siêu cao lương của Nhật, dư luận cũng từng xôn xao khi dự án cây sachi được đưa về Việt Nam trồng tại Ninh Bình, Hòa Bình, Buôn Ma Thuột...
Khi về Việt Nam, sachi được mệnh danh là "vua các loại hạt", chúng được quảng bá giá trị kinh tế lên tới 350 triệu đồng/ha. Bột Sachi có chất lượng hơn hẳn so với bột từ các loại hạt khác. Chúng được kỳ vọng là cây tỷ đô giúp đổi đời cho người dân.
Bắt đầu được trồng trải nghiệm tại Việt Nam từ năm 2000, mắc ca thực sự nổi đình đám vào năm 2014. Các chuyên gia tin rằng một cây mắc ca có thể cho tới 70 kg hạt và với giá hiện khoảng 15 USD/kg hạt, sau 10 năm phát triển 100.000 héc ta và có thể đạt được kim ngạch 1 tỷ USD xuất khẩu.
Trên thị trường, hạt mắc ca có giá đắt đỏ từ 300.000 - 350.000 đồng/kg, chúng được mệnh danh là "hoàng hậu quả khô" vì giá trị kinh tế mang lại.
Mặc dù trước đó, mắc ca được đánh giá là hợp thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam song thực tế cho thấy đây loại cây trồng khó tính với những yêu cầu về đất đai, giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Nhiều người dân tại Lâm Đồng đã phải chặt mắc ca vì giống này cho năng suất thấp,
Trong 10 năm qua, kể từ khi cây ca cao được trồng phổ biến và rộng rãi ở Việt Nam, đây vẫn là loại cây trồng được kỳ vọng cho năng suất cao và giá trị tỷ đô.
Tuy nhiên, sau đó diện tích giảm liên tục và hiện chỉ còn 11.761 héc-ta. Từ 2012, diện tích trồng ca cao bị chặt bỏ hàng loạt vì đây cũng là thời điểm giá cao su, hồ tiêu, điều thô trên thị trường tăng mạnh.