Nội soi đại gia Vigracera trước ngày IPO

Google News

Ngày 20/2 tới, Tổng công ty Vigracera sẽ tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)...

 Trước thời điểm IPO của Vigracera, Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) đã đưa ra một số phân tích về các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp này.
Vốn điều lệ của Viglacera là 3.070 tỷ đồng nhưng lần IPO này Viglacera sẽ đấu giá 76.947.600 cổ phần, tương đương 25,06% vốn điều lệ. Giá khởi điểm là 10.300 đồng/cổ phiếu.
Sức hấp dẫn của cổ phiếu đại gia Vigracera chỉ ở mức trung bình.
Viglacera là doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất vật liệu xây dựng:
Các sản phẩm chính gồm kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ceramic, gạch granite và sản phẩm đất nung chiếm lần lượt 40%, 10%, 6%, 11% và 50% công suất toàn ngành.
Viglacera đã chú trọng đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm có thương hiệu uy tín được cung ứng cho nhiều phân khúc thị trường từ bình dân tới cao cấp.
Định hướng chiến lược phát triển song song hai lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và bất động sản:
Phát triển sang lĩnh vực bất động sản, công ty có lợi thế ở quỹ đất lớn được giao và thuê từ nhà nước với giá rẻ (khoảng 600ha) hướng đến xây dựng nhà thu nhập thấp và sử dụng nguồn vật liệu xây dựng công ty sản xuất để làm đầu vào cho xây dựng bất động sản.
Do đó, công ty có thể giảm giá thành xây dựng, đồng thời có thể giảm áp lực về vốn đầu tư. Theo kế hoạch đầu tư bất động sản 2013 – 2018, công ty có tới 20 dự án bất động sản với tổng giá trị đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng.
Dự kiến, doanh thu từ vật liệu xây dựng và bất động sản của công ty sẽ tương đương nhau.
Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ giảm trong mấy năm gần đây:
Doanh thu năm 2011 và 2012 giảm tới 15%, năm 2013 dự kiến cũng giảm so với 2012. Tỷ lệ ROE trong 9 tháng đầu 2013 chỉ còn 6,5% so với 12,9% năm 2012 và 22,07% năm 2011.
Đòn bẩy tài chính của công ty khá cao:
Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao (Nợ/vốn chủ sở hữu gần bằng 5) trong nhiều năm. Điều này gây ra rủi ro tài chính cho công ty, tăng chi phí tài chính, đặc biệt tác động trực tiếp lên khả năng huy động thêm nguồn vốn…
Triển vọng 2014:
Nhà ở phân khúc bình dân có khởi sắc do thực sự phù hợp với nhu cầu có khả năng chi trả của người tiêu dùng. Tiêu thụ nhà ở thu nhập thấp của công ty vẫn khá tốt trong khi tiêu thụ vật liệu xây dựng nhiều khả năng vẫn tăng trưởng chậm.
Đánh giá cổ phiếu Viglacera:
Trung dài hạn, Viglacera vẫn tập trung vào hai mảng kinh doanh xây dựng và vật liệu xây dựng là hai lĩnh vực có nhu cầu lớn trong tương lai ở Việt Nam. Sự kết hợp hai lĩnh vực cũng khá phù hợp và tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Tuy nhiên ngắn hạn, tiềm năng phát triển của công ty phụ thuộc nhiều vào mức độ tái cơ cấu công ty sau cổ phần hóa và từ sự phục hồi của thị trường bất động sản và nền kinh tế.
Công ty dự kiến sẽ niêm yết một năm sau cổ phần hóa, tức là vào đầu năm 2015. Theo kế hoạch, doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2014 lần lượt đạt 4.162 tỷ và 210 tỷ đồng, tỷ lệ chi trả cổ tức 5%.
Với giá khởi điểm 10.300 đồng/cổ phiếu, mức độ hấp dẫn của cổ phiếu này khi IPO theo đánh giá của BSC là trung bình so với thị trường chứng khoán hiện tại.
Theo Báo Đầu Tư

Bình luận(0)