Hầm vàng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại New York được cho là nơi lưu trữ số lượng vàng lớn nhất thế giới. Người ta ước tính đại đa số vàng được đào lên từ trước đến nay đều được cất giữ ở trong hầm này. Bức tường vàng này cao 3m, dài 5 m, gồm 7.000 tấn vàng.
Số vàng nằm trong hầm này thuộc sở hữu
của 36 Chính phủ, Ngân hàng trung ương và các tổ chức quốc tế. Chỉ một
phần rất nhỏ trong số này thuộc về Mỹ. Kim loại quý này được kiểm tra rất kỹ
trước khi chuyển đến hoặc mang đi. Hầm vàng của Fed gồm 122 phòng lưu trữ. Lớn
nhất trong số đó là căn phòng lưu trữ 110.000 cục vàng hình viên gạch
được xếp chồng lên nhau. Ở đây, vàng được đúc thành những thỏi lớn như
viên gạch, đặt trên các giá đỡ màu xanh nhạt, xếp cao đến trần hầm. Hàng nghìn tấn vàng được cất trữ trong căn hầm bên dưới nền
đá cứng, dưới độ sâu bằng một tòa nhà 5 tầng, phía trên là những con phố
đông đúc và náo nhiệt của New York.
Kho lưu trữ vàng kiên cố của Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ SNB tại Berne.
Đây là số vàng của Đức đang được
lưu trữ tại hầm vàng của Cục dự trữ liên bang Mỹ ở New York. Hồi đầu năm, Đức sẽ cho hồi hương 300 tấn vàng từ Fed. Kho vàng của ngân hàng Anh - một trong những kho vàng lớn
nhất thế giới, lưu trữ hơn 400.000 thanh kim loại quý. Kho vàng lớn nhất
nước Anh tọa lạc trong một căng tin cũ thuộc hệ thống hầm chứa bom được
xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ trước, phía dưới những con đường ở
London. Nữ hoàng Elizabeth và Công tước xứ Edingburgh thăm quan kho
vàng lớn nhất nước Anh, nơi chứa 4.600 tấn vàng vào hồi năm ngoái.
Vàng
trong kho này được đúc thành những thỏi nặng 12,7 kg và được đặt trên những
chiếc giá sơn xanh. Mỗi giá như thế này "chuyên chở" 1 tấn vàng, trị
giá 56 triệu USD.
Đây là kho tiền giấy của ngân hàng Anh. Có tổng số 50 tỷ
bảng tiền giấy trong lưu hành. Ngân hàng Anh vẫn liên tục phát hành tiền
giấy mới, cũng như tiêu hủy tiền cũ trong hơn 300 năm qua.
Hầm vàng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại New York được cho là nơi lưu trữ số lượng vàng lớn nhất thế giới. Người ta ước tính đại đa số vàng được đào lên từ trước đến nay đều được cất giữ ở trong hầm này. Bức tường vàng này cao 3m, dài 5 m, gồm 7.000 tấn vàng.
Số vàng nằm trong hầm này thuộc sở hữu
của 36 Chính phủ, Ngân hàng trung ương và các tổ chức quốc tế. Chỉ một
phần rất nhỏ trong số này thuộc về Mỹ. Kim loại quý này được kiểm tra rất kỹ
trước khi chuyển đến hoặc mang đi.
Hầm vàng của Fed gồm 122 phòng lưu trữ. Lớn
nhất trong số đó là căn phòng lưu trữ 110.000 cục vàng hình viên gạch
được xếp chồng lên nhau. Ở đây, vàng được đúc thành những thỏi lớn như
viên gạch, đặt trên các giá đỡ màu xanh nhạt, xếp cao đến trần hầm.
Hàng nghìn tấn vàng được cất trữ trong căn hầm bên dưới nền
đá cứng, dưới độ sâu bằng một tòa nhà 5 tầng, phía trên là những con phố
đông đúc và náo nhiệt của New York.
Kho lưu trữ vàng kiên cố của Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ SNB tại Berne.
Đây là số vàng của Đức đang được
lưu trữ tại hầm vàng của Cục dự trữ liên bang Mỹ ở New York. Hồi đầu năm, Đức sẽ cho hồi hương 300 tấn vàng từ Fed.
Kho vàng của ngân hàng Anh - một trong những kho vàng lớn
nhất thế giới, lưu trữ hơn 400.000 thanh kim loại quý. Kho vàng lớn nhất
nước Anh tọa lạc trong một căng tin cũ thuộc hệ thống hầm chứa bom được
xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ trước, phía dưới những con đường ở
London.
Nữ hoàng Elizabeth và Công tước xứ Edingburgh thăm quan kho
vàng lớn nhất nước Anh, nơi chứa 4.600 tấn vàng vào hồi năm ngoái.
Vàng
trong kho này được đúc thành những thỏi nặng 12,7 kg và được đặt trên những
chiếc giá sơn xanh. Mỗi giá như thế này "chuyên chở" 1 tấn vàng, trị
giá 56 triệu USD.
Đây là kho tiền giấy của ngân hàng Anh. Có tổng số 50 tỷ
bảng tiền giấy trong lưu hành. Ngân hàng Anh vẫn liên tục phát hành tiền
giấy mới, cũng như tiêu hủy tiền cũ trong hơn 300 năm qua.