Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và tỉnh Điện Biên vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, để tiếp tục triển khai nhiều dự án trên địa bàn tỉnh có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Hiện tập đoàn có 2 công ty cao su tại tỉnh Điện Biên với khoảng 5.000 ha cao su đã được trồng. Trong thời gian tới, tập đoàn dự kiến đầu tư mở rộng thêm khoảng 10.000 ha cao su tại huyện Mường Nhé. Ngoài ra, các doanh nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh sẽ đầu tư các nhà máy chế biến với tổng công suất hàng chục nghìn tấn/năm, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động. Ngoài cao su là cây trồng mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho tỉnh Điện Biên, cây mắc ca cũng được xem là cây xóa đói giảm nghèo và là cây phát triển kinh tế chủ lực của tỉnh. Dự án mắc ca Điện Biên do IDT đầu tư được triển khai từ năm 2012, tổng diện tích quy hoạch của dự án là 4.009 ha. Trong hai năm 2012-2013, công ty Maccadamia Điện Biên đã triển khai hợp tác trồng trên địa bàn tỉnh Điện Biên với tổng diện tích trên 50 ha cây mắc ca. Năm 2013, công ty cũng xây dựng vườn ươm tại xã Tà Lèng (TP Điện Biên) với quy mô 5 vạn cây/năm. Về cơ sở hạ tầng, tỉnh Điện Biên vừa tổ chức lễ thông xe kỹ thuật tuyến đường vành đai biên giới Pom Lót-Núa Ngam-Huổi Puốc. Đây là tuyến đường chiến lược quân sự, kinh tế quan trọng nối liền quốc lộ 279 đến cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc trên biên giới Việt Nam - Lào.Dự án gồm gần 80 km đường bêtông và 13 cầu bêtông vĩnh cửu, tiêu chuẩn đường cấp 5, cấp 6 miền núi rộng 5,5m. Tổng mức đầu tư tuyến đường lên tới 1.300 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư. Trong khi đó, tại huyện Mường Nhé, dự án cải tạo đường Si Pa Phìn cũng mang lại bộ mặt mới cho con đường vốn xuống cấp này. Dự án có tổng chiều dài trên 100 km, được thiết kế đường cấp 6 miền núi với tổng vốn đầu tư 1.122 tỷ đồng. Không chỉ hoàn thiện đường xá, cầu cống, hệ thống điện lưới cũng được cải tạo và nâng cấp ở tỉnh Điện Biên. Hồi tháng 2 vừa qua, dự án lắp MBA T2 trạm 110 kV Điện Biên đã hoàn thành, đảm bảo nguồn điện ổn định và an toàn cho Điện Biên. Tại Điện Biên, ngân hàng thế giới (WB) bày tỏ sự quan tâm tới các đề xuất của tỉnh Điện Biên, xem xét bổ sung kinh phí đầu tư cho các dự án đang triển khai, tiếp tục quan tâm việc nâng cao chính sách giảm nghèo, dự án năng lượng nông thôn, vấn đề môi trường... trên địa bàn tỉnh. Một dự án lớn đang được thực hiện tại TP Điện Biên đó là dự án khu đô thị mới Hoàng Anh do Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Anh thực hiện với số vốn 3.000 tỷ đồng. Dự án có quy mô 33 ha, nằm ngay cạnh con sông Nậm Rốm, trải dài từ cầu A1 đến cuối sân bay Điện Biên Phủ. Dự án gồm các hạng mục công trình: văn phòng các doanh nghiệp, trung tâm thể dục thể thao, dịch vụ hỗn hợp, nhà vườn cao cấp, rạp chiếu phim, trường mầm non, nhà văn hóa, đất thổ cư, bãi đỗ xe, nhà hàng, ngân hàng, viễn thông...
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và tỉnh Điện Biên vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, để tiếp tục triển khai nhiều dự án trên địa bàn tỉnh có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Hiện tập đoàn có 2 công ty cao su tại tỉnh Điện Biên với khoảng 5.000 ha cao su đã được trồng. Trong thời gian tới, tập đoàn dự kiến đầu tư mở rộng thêm khoảng 10.000 ha cao su tại huyện Mường Nhé. Ngoài ra, các doanh nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh sẽ đầu tư các nhà máy chế biến với tổng công suất hàng chục nghìn tấn/năm, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.
Ngoài cao su là cây trồng mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho tỉnh Điện Biên, cây mắc ca cũng được xem là cây xóa đói giảm nghèo và là cây phát triển kinh tế chủ lực của tỉnh. Dự án mắc ca Điện Biên do IDT đầu tư được triển khai từ năm 2012, tổng diện tích quy hoạch của dự án là 4.009 ha.
Trong hai năm 2012-2013, công ty Maccadamia Điện Biên đã triển khai hợp tác trồng trên địa bàn tỉnh Điện Biên với tổng diện tích trên 50 ha cây mắc ca. Năm 2013, công ty cũng xây dựng vườn ươm tại xã Tà Lèng (TP Điện Biên) với quy mô 5 vạn cây/năm.
Về cơ sở hạ tầng, tỉnh Điện Biên vừa tổ chức lễ thông xe kỹ thuật tuyến đường vành đai biên giới Pom Lót-Núa Ngam-Huổi Puốc. Đây là tuyến đường chiến lược quân sự, kinh tế quan trọng nối liền quốc lộ 279 đến cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc trên biên giới Việt Nam - Lào.
Dự án gồm gần 80 km đường bêtông và 13 cầu bêtông vĩnh cửu, tiêu chuẩn đường cấp 5, cấp 6 miền núi rộng 5,5m. Tổng mức đầu tư tuyến đường lên tới 1.300 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư.
Trong khi đó, tại huyện Mường Nhé, dự án cải tạo đường Si Pa Phìn cũng mang lại bộ mặt mới cho con đường vốn xuống cấp này. Dự án có tổng chiều dài trên 100 km, được thiết kế đường cấp 6 miền núi với tổng vốn đầu tư 1.122 tỷ đồng.
Không chỉ hoàn thiện đường xá, cầu cống, hệ thống điện lưới cũng được cải tạo và nâng cấp ở tỉnh Điện Biên. Hồi tháng 2 vừa qua, dự án lắp MBA T2 trạm 110 kV Điện Biên đã hoàn thành, đảm bảo nguồn điện ổn định và an toàn cho Điện Biên.
Tại Điện Biên, ngân hàng thế giới (WB) bày tỏ sự quan tâm tới các đề xuất của tỉnh Điện Biên, xem xét bổ sung kinh phí đầu tư cho các dự án đang triển khai, tiếp tục quan tâm việc nâng cao chính sách giảm nghèo, dự án năng lượng nông thôn, vấn đề môi trường... trên địa bàn tỉnh.
Một dự án lớn đang được thực hiện tại TP Điện Biên đó là dự án khu đô thị mới Hoàng Anh do Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Anh thực hiện với số vốn 3.000 tỷ đồng. Dự án có quy mô 33 ha, nằm ngay cạnh con sông Nậm Rốm, trải dài từ cầu A1 đến cuối sân bay Điện Biên Phủ.
Dự án gồm các hạng mục công trình: văn phòng các doanh nghiệp, trung tâm thể dục thể thao, dịch vụ hỗn hợp, nhà vườn cao cấp, rạp chiếu phim, trường mầm non, nhà văn hóa, đất thổ cư, bãi đỗ xe, nhà hàng, ngân hàng, viễn thông...