Tại buổi làm việc mới đây về cổ phần hóa Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng giám đốc Vinalines Lê Anh Sơn nói doanh nghiệp này đang khẩn trương tổng hợp những tài sản không đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp.
Một trong những biện pháp đầu tiên đó là loại bỏ 5 con tàu ra khỏi danh mục tài sản xác định giá trị doanh nghiệp. Hầu hết đây đều là những tàu cũ kỹ, có số năm sử dụng lớn.
Vinalines Global là cái tên đầu tiên được nhắc đến. Đây là loại tàu có tải trọng 73.350 tấn, được đóng năm 1993. Tháng 4/2011, tàu Vinalines Global bị bắt giữ tại Trung Quốc 28 ngày do tranh chấp thương mại. Để giải phóng được Vinalines Global, Vinalines phải nộp 800.000 USD tiền phạt. Chưa kể, khi tàu Vinalines Global bị bắt giữ, các chi phí cho luật sư, chi phí đi lại để giải quyết vụ kiện lên tới 239.400 USD.
Tàu Vinalines Ocean cũng có trong danh sách những tàu bị xóa. Tàu này cũng được sản xuất năm 1993, có tải trọng 26.465 tấn. Cùng với Vinalines Global và Vinalines Sky thì Vinalines Ocean khiến cho tổng công ty này phải chịu lỗ 5.000 - 12.800 USD mỗi ngày.
Vinalines Trader là loại tàu rời, đóng năm 1996 tại Nhật Bản. Vinalines Trader bị bắt giữ tại cảng Tearn (Hàn Quốc) cuối năm 2011. Để giải quyết vụ việc, hội đồng thành viên Vinalines đã phải bỏ ra 1,59 triệu USD đặt cọc vào tòa án theo yêu cầu của bên thuê mới giải phóng được tàu. Vinalines Sky được đóng năm 1997, với trọng tải 42.714 tấn.
Ngày 21/5/2011, tại Quảng Ninh, Công ty đóng tàu Hạ Long (thuộc Tập đoàn CNTT Việt Nam) đã tổ chức hạ thủy thành công tàu chở container 1.800 TEU – HV02 mang tên Vinalines Ruby. Ngoài 5 tàu nói trên, Vinalines cũng đề xuất loại chi phí xây dựng cơ bản dở dang của 4 tàu đang đóng gồm một tàu 1.800 TEU và các tàu Liberty, Victory và Mercy.
Tại buổi làm việc mới đây về cổ phần hóa Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng giám đốc Vinalines Lê Anh Sơn nói doanh nghiệp này đang khẩn trương tổng hợp những tài sản không đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp.
Một trong những biện pháp đầu tiên đó là loại bỏ 5 con tàu ra khỏi danh mục tài sản xác định giá trị doanh nghiệp. Hầu hết đây đều là những tàu cũ kỹ, có số năm sử dụng lớn.
Vinalines Global là cái tên đầu tiên được nhắc đến. Đây là loại tàu có tải trọng 73.350 tấn, được đóng năm 1993. Tháng 4/2011, tàu Vinalines Global bị bắt giữ tại Trung Quốc 28 ngày do tranh chấp thương mại. Để giải phóng được Vinalines Global, Vinalines phải nộp 800.000 USD tiền phạt. Chưa kể, khi tàu Vinalines Global bị bắt giữ, các chi phí cho luật sư, chi phí đi lại để giải quyết vụ kiện lên tới 239.400 USD.
Tàu Vinalines Ocean cũng có trong danh sách những tàu bị xóa. Tàu này cũng được sản xuất năm 1993, có tải trọng 26.465 tấn. Cùng với Vinalines Global và Vinalines Sky thì Vinalines Ocean khiến cho tổng công ty này phải chịu lỗ 5.000 - 12.800 USD mỗi ngày.
Vinalines Trader là loại tàu rời, đóng năm 1996 tại Nhật Bản. Vinalines Trader bị bắt giữ tại cảng Tearn (Hàn Quốc) cuối năm 2011. Để giải quyết vụ việc, hội đồng thành viên Vinalines đã phải bỏ ra 1,59 triệu USD đặt cọc vào tòa án theo yêu cầu của bên thuê mới giải phóng được tàu.
Vinalines Sky được đóng năm 1997, với trọng tải 42.714 tấn.
Ngày 21/5/2011, tại Quảng Ninh, Công ty đóng tàu Hạ Long (thuộc Tập đoàn CNTT Việt Nam) đã tổ chức hạ thủy thành công tàu chở container 1.800 TEU – HV02 mang tên Vinalines Ruby.
Ngoài 5 tàu nói trên, Vinalines cũng đề xuất loại chi phí xây dựng cơ bản dở dang của 4 tàu đang đóng gồm một tàu 1.800 TEU và các tàu Liberty, Victory và Mercy.