Thông tin trên báo Tuổi Trẻ cho biết vài ngày tới sẽ đóng cửa nhà máy nước Boo Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành) vì nguồn nước tại đây bị mặn xâm nhập vượt ngưỡng cho phép. Độ mặn trên sông Tiền đoạn qua nhà máy nước Boo Đồng Tâm mấy ngày qua đã đạt đến 4-5 g/lít trong khi theo tiêu chuẩn qui định, chỉ được lấy nước sinh hoạt khi độ mặn không quá 0,3g/lít. Ảnh: Tuổi TrẻThông tin nhà máy nước nghìn tỷ đóng cửa gây xôn xao dư luận bởi đây là nơi cung ứng nguồn nước lớn cho nhiều vùng ở Tiền Giang. Để giải quyết số nước thiếu hụt cho hộ dân sinh hoạt, Tiền Giang sẽ cho khoan giếng lấy nước ngầm. Ngoài ra, phương án lấy nước ngọt từ kênh Nguyễn Tất Thành bơm nước cung ứng cho Nhà máy nước Boo Đồng Tâm cũng được tính đến. Ảnh: Báo Tiền GiangDự án nhà máy cấp nước Boo Đồng Tâm khởi công năm 2009, tổng số vốn đầu tư 1.412 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn.Giai đoạn một từ năm 2007 - 2010, vốn đầu tư 1.238 tỷ đồng, xây dựng nhà máy cấp nước công suất 50 nghìn m3 /ngày, đêm. Xây dựng nhà máy và lắp đặt đường ống từ xã Bình Đức, huyện Châu Thành về thị xã Gò Công. Ảnh minh họaGiai đoạn hai thi công từ năm 2012 với vốn đầu tư 174 tỷ đồng, chủ yếu hoàn thiện dự án để nâng công suất cung cấp nước lên đến 90 nghìn m3 /ngày, đêm, kéo đường ống vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và hộ dân trong vùng.Theo hợp đồng đã ký, khi nhà máy vận hành, tỉnh sẽ bao tiêu toàn bộ nước sạch theo giá sỉ với khối lượng 50.000 m3/ngày trong năm đầu tiên. Mỗi năm tiếp theo sẽ tăng thêm 10.000 m3/ngày và đến năm thứ 5 thì đạt công suất 90.000 m3/ngày. Ảnh: Tuổi TrẻNgoài thông tin phải tạm đóng cửa nhà máy nước Boo Đồng Tâm vì xâm nhập mặn gây xôn xao, năm 2012, dự án này cũng vướng lùm xùm sai phạm chênh lệch giá trị đầu tư thực tế so với quyết toán. Sau khi thanh tra vào cuộc đã phát hiện chủ đầu tư dự án này có 19 sai phạm trong thi công, đấu thầu, thẩm định phê duyệt, quyết toán.Báo Người Lao Động có đưa thông tin, theo kết luận thanh tra, chỉ mới thanh tra một phần của dự án nhưng đã phát hiện số tiền chênh lệnh giá trị đầu tư thực tế so với quyết toán của dự án này là hơn 165 tỷ đồng. Ảnh: NLĐ
Thông tin trên báo Tuổi Trẻ cho biết vài ngày tới sẽ đóng cửa nhà máy nước Boo Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành) vì nguồn nước tại đây bị mặn xâm nhập vượt ngưỡng cho phép. Độ mặn trên sông Tiền đoạn qua nhà máy nước Boo Đồng Tâm mấy ngày qua đã đạt đến 4-5 g/lít trong khi theo tiêu chuẩn qui định, chỉ được lấy nước sinh hoạt khi độ mặn không quá 0,3g/lít. Ảnh: Tuổi Trẻ
Thông tin nhà máy nước nghìn tỷ đóng cửa gây xôn xao dư luận bởi đây là nơi cung ứng nguồn nước lớn cho nhiều vùng ở Tiền Giang. Để giải quyết số nước thiếu hụt cho hộ dân sinh hoạt, Tiền Giang sẽ cho khoan giếng lấy nước ngầm. Ngoài ra, phương án lấy nước ngọt từ kênh Nguyễn Tất Thành bơm nước cung ứng cho Nhà máy nước Boo Đồng Tâm cũng được tính đến. Ảnh: Báo Tiền Giang
Dự án nhà máy cấp nước Boo Đồng Tâm khởi công năm 2009, tổng số vốn đầu tư 1.412 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn một từ năm 2007 - 2010, vốn đầu tư 1.238 tỷ đồng, xây dựng nhà máy cấp nước công suất 50 nghìn m3 /ngày, đêm. Xây dựng nhà máy và lắp đặt đường ống từ xã Bình Đức, huyện Châu Thành về thị xã Gò Công. Ảnh minh họa
Giai đoạn hai thi công từ năm 2012 với vốn đầu tư 174 tỷ đồng, chủ yếu hoàn thiện dự án để nâng công suất cung cấp nước lên đến 90 nghìn m3 /ngày, đêm, kéo đường ống vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và hộ dân trong vùng.
Theo hợp đồng đã ký, khi nhà máy vận hành, tỉnh sẽ bao tiêu toàn bộ nước sạch theo giá sỉ với khối lượng 50.000 m3/ngày trong năm đầu tiên. Mỗi năm tiếp theo sẽ tăng thêm 10.000 m3/ngày và đến năm thứ 5 thì đạt công suất 90.000 m3/ngày. Ảnh: Tuổi Trẻ
Ngoài thông tin phải tạm đóng cửa nhà máy nước Boo Đồng Tâm vì xâm nhập mặn gây xôn xao, năm 2012, dự án này cũng vướng lùm xùm sai phạm chênh lệch giá trị đầu tư thực tế so với quyết toán. Sau khi thanh tra vào cuộc đã phát hiện chủ đầu tư dự án này có 19 sai phạm trong thi công, đấu thầu, thẩm định phê duyệt, quyết toán.
Báo Người Lao Động có đưa thông tin, theo kết luận thanh tra, chỉ mới thanh tra một phần của dự án nhưng đã phát hiện số tiền chênh lệnh giá trị đầu tư thực tế so với quyết toán của dự án này là hơn 165 tỷ đồng. Ảnh: NLĐ