Với giá bán từ 500.000 – 700.000 đồng, lúc đỉnh điểm lên đến gần 1,5 triệu đồng/kg, hải sâm là một trong những đặc sản rất được ưa chuộng. Do đó, nghề lặn biển săn bắt hải sâm nở rộ ở nhiều vùng biển. Thế nhưng, cũng vì loại hải sản quý hiếm này, không ít ngư dân đã bỏ mạng hoặc tàn phế suốt đời.Những ổ hải sâm lớn thường nằm ở độ sâu 60 - 100m, nếu lặn sâu, không cẩn thận ngư dân có thể bị hiểm nguy, nhẹ thì bệnh tai biến, liệt chân, buồn hơn là bỏ mạng ngoài biển khơi. Vì thế, nghề nguy hiểm này đòi hỏi ngư dân lặn phải có kinh nghiệm và được chuẩn bị rất cẩn thận.Những con cá chiên càng to thì giá trị càng lớn, lên tới hàng chục triệu đồng. Chúng vừa hiếm vừa sống ở những vùng sông nước hiểm trở.Không ít ngư dân đi săn cá trên sông Đà - vùng có cá chiên to, khỏe, phải đối diện với dòng nước dữ và những con "quái vật sông nước". Người dân vừa lặn xuống nước sâu, vừa có thể bị cá quẫy, kéo cho mệt lử, thậm chí bị thương khi gặp cá to khỏe.Rắn biển thường được thương lái trả giá tiền triệu/kg, thời điểm rộ lên loại đặc sản này bồi bổ quý ông như "thần dược", giá rắn biển thổi lên gấp 2-3 lần.Tuy nhiên, cũng như các loại rắn nguy hiểm khác, nếu chẳng may bị cắn, người lặn bắt rắn biển có thể bị trúng độc và tử vong dưới nước.Vì mưu sinh, không ít người mạo hiểm lên rừng thiêng, nước độc, đi vào vùng nước đầm lầy để săn rắn độc, trăn khổng lồ.Không ít người phải rùng mình khi nhìn thấy những người làm nghề này, luôn đối diện với tử thần.Trên núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có loài ếch tiến vua tên gọi là ếch hương, nổi tiếng vì những thớ thịt có hương vị quyến rũ. Chúng là loại đặc sản khá có giá trị kinh tế, khoảng 500.000 đồng/kg.Chúng chỉ sống được ở những nơi có địa hình cao, khí hậu lạnh, những cuộc đi săn ếch hương dài ngày trong rừng ẩn họa nhiều mối nguy hiểm.Dơi ngựa là một trong số những đặc sản có giá 1-2 triệu đồng/kg. Tuy nhiên để săn bắt được một con dơi ngựa không phải là điều đơn giản. Các thợ săn phải vào các hang động trên núi và bắt dơi ngựa vào mùa rét, từ tháng 9 đến tháng chạp âm lịch vì khi đó rơi béo, thịt thơm ngon.Ngoài ra, giữa hàng trăm con dơi, người săn bắt phải kiên nhẫn bởi dơi ngựa rất hiếm, nhiều khi chỉ có 1 con trong cả đàn.
Với giá bán từ 500.000 – 700.000 đồng, lúc đỉnh điểm lên đến gần 1,5 triệu đồng/kg, hải sâm là một trong những đặc sản rất được ưa chuộng. Do đó, nghề lặn biển săn bắt hải sâm nở rộ ở nhiều vùng biển. Thế nhưng, cũng vì loại hải sản quý hiếm này, không ít ngư dân đã bỏ mạng hoặc tàn phế suốt đời.
Những ổ hải sâm lớn thường nằm ở độ sâu 60 - 100m, nếu lặn sâu, không cẩn thận ngư dân có thể bị hiểm nguy, nhẹ thì bệnh tai biến, liệt chân, buồn hơn là bỏ mạng ngoài biển khơi. Vì thế, nghề nguy hiểm này đòi hỏi ngư dân lặn phải có kinh nghiệm và được chuẩn bị rất cẩn thận.
Những con cá chiên càng to thì giá trị càng lớn, lên tới hàng chục triệu đồng. Chúng vừa hiếm vừa sống ở những vùng sông nước hiểm trở.
Không ít ngư dân đi săn cá trên sông Đà - vùng có cá chiên to, khỏe, phải đối diện với dòng nước dữ và những con "quái vật sông nước". Người dân vừa lặn xuống nước sâu, vừa có thể bị cá quẫy, kéo cho mệt lử, thậm chí bị thương khi gặp cá to khỏe.
Rắn biển thường được thương lái trả giá tiền triệu/kg, thời điểm rộ lên loại đặc sản này bồi bổ quý ông như "thần dược", giá rắn biển thổi lên gấp 2-3 lần.
Tuy nhiên, cũng như các loại rắn nguy hiểm khác, nếu chẳng may bị cắn, người lặn bắt rắn biển có thể bị trúng độc và tử vong dưới nước.
Vì mưu sinh, không ít người mạo hiểm lên rừng thiêng, nước độc, đi vào vùng nước đầm lầy để săn rắn độc, trăn khổng lồ.
Không ít người phải rùng mình khi nhìn thấy những người làm nghề này, luôn đối diện với tử thần.
Trên núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có loài ếch tiến vua tên gọi là ếch hương, nổi tiếng vì những thớ thịt có hương vị quyến rũ. Chúng là loại đặc sản khá có giá trị kinh tế, khoảng 500.000 đồng/kg.
Chúng chỉ sống được ở những nơi có địa hình cao, khí hậu lạnh, những cuộc đi săn ếch hương dài ngày trong rừng ẩn họa nhiều mối nguy hiểm.
Dơi ngựa là một trong số những đặc sản có giá 1-2 triệu đồng/kg. Tuy nhiên để săn bắt được một con dơi ngựa không phải là điều đơn giản. Các thợ săn phải vào các hang động trên núi và bắt dơi ngựa vào mùa rét, từ tháng 9 đến tháng chạp âm lịch vì khi đó rơi béo, thịt thơm ngon.
Ngoài ra, giữa hàng trăm con dơi, người săn bắt phải kiên nhẫn bởi dơi ngựa rất hiếm, nhiều khi chỉ có 1 con trong cả đàn.