Ngày 27.10, một sư thầy ở miền Tây đã liên hệ với Ban giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) để xin nhận lại con chim khổng tước (chim công) bị thất lạc. Theo sư thầy, trong chùa có nuôi 4 con khổng tước. 4 con vật này được một người ở miền Trung cho và được nhà chùa đem về nuôi cách đây 3 năm và khi chúng còn nhỏ. Hai tháng trước, 3 con chim công bị trộm đột nhập bắt mất, nhà chùa đã trình báo sự việc cho công an địa phương.Ông Thân Văn Nê, Phó giám đốc Xí nghiệp động vật, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tỏ ra bất ngờ khi có người tới nhận là chủ nhân của chú chim công. Theo ông Nê, chủ sở hữu muốn nhận lại khổng tước, cần phải chứng minh được nguồn gốc kèm các thủ tục pháp lý theo quy định. Trong trường hợp này, nhà chùa phải có giấy phép nuôi, do Chi cục kiểm lâm địa phương cấp; giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đại diện Thảo Cầm Viên Sài Gòn cũng đưa sư thầy ra vườn thú thăm khổng tước đồng thời hướng dẫn các thủ tục cần thiết trong việc nhận lại chim.“Nếu nhận lại được chim công, nó sẽ được chăm sóc kỹ hơn. Còn nếu không nhận được tôi xem đó như là một cái duyên. Biết chim còn sống và khỏe mạnh và là tôi vui rồi”, sư thầy nói. Trước đó, ngày 25/10, chú khổng tước bất ngờ xuất hiện trên đường Trần Quốc Thảo (quận 3) khiến nhiều người thích thú quan sát. Một số thanh niên sau đó dùng gậy rượt bắt nhưng bất thành. Một ngày sau, người của Thảo Cầm Viên phối hợp với chính quyền bắt được con chim mang về nuôi dưỡng. Đây là giống công xanh Việt Nam, phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ, nằm trong sách đỏ thuộc nhóm 1B, rất quý hiếm.Theo đại diện Thảo Cầm Viên, chủ sở hữu muốn nhận lại khổng tước, cần phải chứng minh được nguồn gốc kèm các thủ tục pháp lý theo quy định.Trong trường hợp này, nhà chùa phải có giấy phép nuôi, do Chi cục kiểm lâm địa phương cấp; giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ.Ngoài ra, việc nuôi khổng tước phải được chính quyền địa phương và người dân xung quanh xác nhận.“Nếu nhận lại được chim công, nó sẽ được chăm sóc kỹ hơn. Còn nếu không nhận được tôi xem đó như là một cái duyên. Biết chim còn sống và khỏe mạnh và là tôi vui rồi”, sư thầy nói.Trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn nuôi rất nhiều chim công.Khổng tước là giống công xanh Việt Nam, phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ, nằm trong sách đỏ thuộc nhóm 1B, rất quý hiếm.
Ngày 27.10, một sư thầy ở miền Tây đã liên hệ với Ban giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) để xin nhận lại con chim khổng tước (chim công) bị thất lạc. Theo sư thầy, trong chùa có nuôi 4 con khổng tước. 4 con vật này được một người ở miền Trung cho và được nhà chùa đem về nuôi cách đây 3 năm và khi chúng còn nhỏ. Hai tháng trước, 3 con chim công bị trộm đột nhập bắt mất, nhà chùa đã trình báo sự việc cho công an địa phương.
Ông Thân Văn Nê, Phó giám đốc Xí nghiệp động vật, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tỏ ra bất ngờ khi có người tới nhận là chủ nhân của chú chim công. Theo ông Nê, chủ sở hữu muốn nhận lại khổng tước, cần phải chứng minh được nguồn gốc kèm các thủ tục pháp lý theo quy định. Trong trường hợp này, nhà chùa phải có giấy phép nuôi, do Chi cục kiểm lâm địa phương cấp; giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đại diện Thảo Cầm Viên Sài Gòn cũng đưa sư thầy ra vườn thú thăm khổng tước đồng thời hướng dẫn các thủ tục cần thiết trong việc nhận lại chim.
“Nếu nhận lại được chim công, nó sẽ được chăm sóc kỹ hơn. Còn nếu không nhận được tôi xem đó như là một cái duyên. Biết chim còn sống và khỏe mạnh và là tôi vui rồi”, sư thầy nói. Trước đó, ngày 25/10, chú khổng tước bất ngờ xuất hiện trên đường Trần Quốc Thảo (quận 3) khiến nhiều người thích thú quan sát. Một số thanh niên sau đó dùng gậy rượt bắt nhưng bất thành. Một ngày sau, người của Thảo Cầm Viên phối hợp với chính quyền bắt được con chim mang về nuôi dưỡng. Đây là giống công xanh Việt Nam, phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ, nằm trong sách đỏ thuộc nhóm 1B, rất quý hiếm.
Theo đại diện Thảo Cầm Viên, chủ sở hữu muốn nhận lại khổng tước, cần phải chứng minh được nguồn gốc kèm các thủ tục pháp lý theo quy định.
Trong trường hợp này, nhà chùa phải có giấy phép nuôi, do Chi cục kiểm lâm địa phương cấp; giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Ngoài ra, việc nuôi khổng tước phải được chính quyền địa phương và người dân xung quanh xác nhận.
“Nếu nhận lại được chim công, nó sẽ được chăm sóc kỹ hơn. Còn nếu không nhận được tôi xem đó như là một cái duyên. Biết chim còn sống và khỏe mạnh và là tôi vui rồi”, sư thầy nói.
Trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn nuôi rất nhiều chim công.
Khổng tước là giống công xanh Việt Nam, phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ, nằm trong sách đỏ thuộc nhóm 1B, rất quý hiếm.