Mới đây, theo thông tin trên Báo Tiền Phong, trưa ngày 25/9, cơ quan điều tra tiến hành tạm giữ tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư truyền thông và Tiếp thị Sài Gòn (gọi tắt IMMS Holdings, Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM). Theo công an, Công ty IMMS Holdings được cho là kinh doanh trái phép, sàn vàng lừa đảo. Ảnh: Tiền Phong.Theo điều tra, sàn vàng này đã mua và sử dụng phần mềm MT4, hướng dẫn nhà đầu tư cách sử dụng phần mềm để kinh doanh vàng trên mạng Internet. Có hơn 5.800 tài khoản với tổng số vốn hàng trăm tỷ đồng đã được IMMS huy động trái phép.Trước đó ít lâu, tháng 5/2015, sàn vàng ảo BBG Việt Nam tại TPHCM (chi nhánh tầng 4 tòa nhà 208 Nguyễn Trãi, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) cũng bị "đóng băng" vì có dấu hiệu kinh doanh trái phép, lừa đảo.Hình thức kinh doanh, huy động vốn của sàn vàng ảo này dựa trên việc nhận gửi giữ vàng với lợi nhuận trả cho khách hàng từ 1,8% - 11,5%/năm (nhận hàng tháng) và từ 2,2% - 13,8%/năm (nhận cuối kỳ) tùy theo kỳ hạn gửi. Còn đối với hợp đồng ủy thác vàng là 3% - 21,5%/năm tùy theo kỳ hạn ủy thác. BBG đã thu hút hàng trăm nhà đầu tư tham gia với số tiền huy động được khoảng hơn 500 tỷ đồng.BBG Việt Nam đóng cửa, đồng nghĩa với hàng nghìn khách chơi sàn vàng lỗ trắng tay, hàng trăm tỷ đồng "không cánh mà bay".Tháng 1/2015, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt khẩn cấp 6 nhân vật “chóp bu” của sàn vàng ảo HGI (Ba Đình, Hà Nội), nhận của các nhà đầu tư 270 tỉ đồng, “ném vào” bất động sản, nhà xưởng, chi tiêu cá nhân… và không có khả năng thanh toán.Cơ quan điều tra xác định có hơn 3.037 nhà đầu tư tham gia kinh doanh vàng tài khoản tại công ty này. Trong thực tế, với số tiền đã huy động được, HGI đã sử dụng mua 5 ha đất tại Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) với giá 10 tỉ đồng; xây dựng 1 xưởng gốm khoảng 20 tỉ đồng. Còn lại dùng để chi trả lương cho nhân viên và các hoạt động khác của công ty.Sau loạt đơn thư tố cáo của khách hàng, tháng 10/2014, Hsu Ming Jung (tên gọi khác là Saga) - Tổng Giám đốc người Đài Loan của Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Khải Thái, người đứng đầu thực sự của công ty kinh doanh sàn vàng này - đã bị bắt khẩn cấp cùng 5 thuộc cấp người Việt Nam.Công ty Khải Thái lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua việc huy động vốn kinh doanh vàng tài khoản. Dụ dỗ khách hàng gửi tiền để công ty đầu tư kinh doanh và được hưởng lãi suất cao (từ 3%-3,5%/tháng, tương đương 36% – 42%/năm).Cơ quan CSĐT cũng đã thu giữ hơn 70 tỉ đồng tiền tang vật (trong đó 20 tỉ đồng là tiền mà các nhân viên huy động được của khách hàng mới ở trụ sở chính và các chi nhánh; 50 tỉ đồng thu giữ tại nhà riêng của Saga tại tòa nhà Keangnam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: CANDMặc dù có không ít sàn vàng bị bắt, song dường như hình thức kinh doanh trái phép này không hề biến mất và người dân vẫn ôm tiền lao vào mà không hay có ngày trắng tay. Tháng 9/2014, cảnh sát đã bắt tạm giam Vũ Đức Hiếu - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư VGX, kinh doanh sàn vàng trên mạng VGX với tổng giá trị giao dịch hơn 110 tỉ đồng - để điều tra về hành vi kinh doanh trái phép. Ảnh Vũ Đức Hiếu khi bị bắt.Để lôi kéo khách tham gia, Công ty đầu tư VGX có quy định ứng trước cho khách số tiền "ảo" gấp 100 lần tiền ký quỹ, nhưng nếu thấy khách thua gần chạm đến số tiền này, lập tức công ty sẽ thao tác hủy giao dịch. Vì vậy, khách hàng chỉ được phép thu trong số tiền thật có của mình. Ngoài ra, các đối tượng còn có nhiều “chiêu” khiến khách chơi rất ít khi thắng, chủ yếu là thua, để kiếm lời.
Mới đây, theo thông tin trên Báo Tiền Phong, trưa ngày 25/9, cơ quan điều tra tiến hành tạm giữ tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư truyền thông và Tiếp thị Sài Gòn (gọi tắt IMMS Holdings, Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM). Theo công an, Công ty IMMS Holdings được cho là kinh doanh trái phép, sàn vàng lừa đảo. Ảnh: Tiền Phong.
Theo điều tra, sàn vàng này đã mua và sử dụng phần mềm MT4, hướng dẫn nhà đầu tư cách sử dụng phần mềm để kinh doanh vàng trên mạng Internet. Có hơn 5.800 tài khoản với tổng số vốn hàng trăm tỷ đồng đã được IMMS huy động trái phép.
Trước đó ít lâu, tháng 5/2015, sàn vàng ảo BBG Việt Nam tại TPHCM (chi nhánh tầng 4 tòa nhà 208 Nguyễn Trãi, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) cũng bị "đóng băng" vì có dấu hiệu kinh doanh trái phép, lừa đảo.
Hình thức kinh doanh, huy động vốn của sàn vàng ảo này dựa trên việc nhận gửi giữ vàng với lợi nhuận trả cho khách hàng từ 1,8% - 11,5%/năm (nhận hàng tháng) và từ 2,2% - 13,8%/năm (nhận cuối kỳ) tùy theo kỳ hạn gửi. Còn đối với hợp đồng ủy thác vàng là 3% - 21,5%/năm tùy theo kỳ hạn ủy thác. BBG đã thu hút hàng trăm nhà đầu tư tham gia với số tiền huy động được khoảng hơn 500 tỷ đồng.
BBG Việt Nam đóng cửa, đồng nghĩa với hàng nghìn khách chơi sàn vàng lỗ trắng tay, hàng trăm tỷ đồng "không cánh mà bay".
Tháng 1/2015, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt khẩn cấp 6 nhân vật “chóp bu” của sàn vàng ảo HGI (Ba Đình, Hà Nội), nhận của các nhà đầu tư 270 tỉ đồng, “ném vào” bất động sản, nhà xưởng, chi tiêu cá nhân… và không có khả năng thanh toán.
Cơ quan điều tra xác định có hơn 3.037 nhà đầu tư tham gia kinh doanh vàng tài khoản tại công ty này. Trong thực tế, với số tiền đã huy động được, HGI đã sử dụng mua 5 ha đất tại Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) với giá 10 tỉ đồng; xây dựng 1 xưởng gốm khoảng 20 tỉ đồng. Còn lại dùng để chi trả lương cho nhân viên và các hoạt động khác của công ty.
Sau loạt đơn thư tố cáo của khách hàng, tháng 10/2014, Hsu Ming Jung (tên gọi khác là Saga) - Tổng Giám đốc người Đài Loan của Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Khải Thái, người đứng đầu thực sự của công ty kinh doanh sàn vàng này - đã bị bắt khẩn cấp cùng 5 thuộc cấp người Việt Nam.
Công ty Khải Thái lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua việc huy động vốn kinh doanh vàng tài khoản. Dụ dỗ khách hàng gửi tiền để công ty đầu tư kinh doanh và được hưởng lãi suất cao (từ 3%-3,5%/tháng, tương đương 36% – 42%/năm).
Cơ quan CSĐT cũng đã thu giữ hơn 70 tỉ đồng tiền tang vật (trong đó 20 tỉ đồng là tiền mà các nhân viên huy động được của khách hàng mới ở trụ sở chính và các chi nhánh; 50 tỉ đồng thu giữ tại nhà riêng của Saga tại tòa nhà Keangnam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: CAND
Mặc dù có không ít sàn vàng bị bắt, song dường như hình thức kinh doanh trái phép này không hề biến mất và người dân vẫn ôm tiền lao vào mà không hay có ngày trắng tay. Tháng 9/2014, cảnh sát đã bắt tạm giam Vũ Đức Hiếu - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư VGX, kinh doanh sàn vàng trên mạng VGX với tổng giá trị giao dịch hơn 110 tỉ đồng - để điều tra về hành vi kinh doanh trái phép. Ảnh Vũ Đức Hiếu khi bị bắt.
Để lôi kéo khách tham gia, Công ty đầu tư VGX có quy định ứng trước cho khách số tiền "ảo" gấp 100 lần tiền ký quỹ, nhưng nếu thấy khách thua gần chạm đến số tiền này, lập tức công ty sẽ thao tác hủy giao dịch. Vì vậy, khách hàng chỉ được phép thu trong số tiền thật có của mình. Ngoài ra, các đối tượng còn có nhiều “chiêu” khiến khách chơi rất ít khi thắng, chủ yếu là thua, để kiếm lời.