Vụ nổ khu đô thị Văn Phú (Hà Nội) vào ngày 19/3 khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng sợ hãi. Nguyên nhân vụ nổ ban đầu xác định do vật liệu nổ, nghi là bom. Ngôi nhà xảy ra vụ nổ là nơi đựng phế liệu, thời điểm xảy tai nạn kinh hoàng này, người chủ khu phế liệu đã dùng đèn khò cưa chiếc bình vật liệu nổ.Mấy năm gần đây, thông tin về những cái chết của “thợ cưa bom” khi đang “hành nghề” khiến nhiều người phải rùng mình. Năm 2014, báo chí đưa tin vụ nổ xảy ra tại ấp 10 (xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) khiến hai nạn nhân tử vong khiến nhiều người bàng hoàng. Ảnh minh họa.Đây không phải lần đầu người ta thấy người Việt sẵn sàng làm những cược mạng để mưu sinh. Cưa bom, đạn pháo lấy sắt vụn hoặc thuốc nổ là một trong số những nghề nguy hiểm nhất Việt Nam vẫn còn tồn tại. Không chỉ khiến bản thân gặp nguy hiểm, những người làm nghề này còn mang tử thần đến cho người thân và những người xung quanh. Ảnh: VOVKinh doanh, sang chiết gas trái phép, không đúng quy định cũng là một trong những việc làm tiềm ẩn nguy cơ đoạt mạng không ít người. Thực tế cho thấy, ở nhiều địa phương, tai nạn cháy nổ chết người do sang chiết gas đã xảy ra rất nhiều.Tuy nhiên, để mưu sinh, những người kinh doanh bất chấp nguy hiểm tính mạng của bản thân và người khác, miễn sao kiếm được lợi nhuận cao.Làm việc tại hầm lò, mỏ khai khoáng là một trong những công việc khó khăn và nguy hiểm nhất thế giới. Địa điểm làm việc là ở dưới lòng đất, thời gian rất dài. Ảnh minh họa: Infonet.Vụ sập mỏ đá ở Thanh Hóa hồi tháng 1/2016 khiến nhiều người tử vong.
Ảnh: ĐSPLNuôi rắn độc là nghề phổ biến ở Phụng Thượng (Phúc Thọ, Hà Nội) hay làng Lệ Mật (Long Biên, Hà Nội). Những con mãng xà nguy hiểm có thể đoạt mạng bất cứ ai, song chúng vẫn được nuôi thành từng trại, từng hầm với quy mô lớn vì mang lại lợi nhuận. Hơn nữa, những người nuôi rắn độc phải là người làm nghề lâu năm, nhiều kinh nghiệm xử trí với loài vật này.Để đánh bắt được những loại hải sản quý, ngư dân phải cược mạng với biển cả, lặn sâu xuống đáy biển. Hầu hết người lặn biển được trang bị đồ nghề bảo hộ sơ sài, nếu may mắn có thể đổi đời nhờ bán được hải sản tiền tỷ, còn không có thể tai nạn, bị liệt hoặc bỏ mạng vì sóng nước.Đối mặt với động vật nguy hiểm, đu mình trên dây cao, làm các động tác cực kỳ khó khăn, nghề xiếc cũng có thể đặt người nghệ sỹ vào tình huống mất mạng, nếu không được bảo hộ kỹ hoặc có kinh nghiệm lâu năm.
Vụ nổ khu đô thị Văn Phú (Hà Nội) vào ngày 19/3 khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng sợ hãi. Nguyên nhân vụ nổ ban đầu xác định do vật liệu nổ, nghi là bom. Ngôi nhà xảy ra vụ nổ là nơi đựng phế liệu, thời điểm xảy tai nạn kinh hoàng này, người chủ khu phế liệu đã dùng đèn khò cưa chiếc bình vật liệu nổ.
Mấy năm gần đây, thông tin về những cái chết của “thợ cưa bom” khi đang “hành nghề” khiến nhiều người phải rùng mình. Năm 2014, báo chí đưa tin vụ nổ xảy ra tại ấp 10 (xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) khiến hai nạn nhân tử vong khiến nhiều người bàng hoàng. Ảnh minh họa.
Đây không phải lần đầu người ta thấy người Việt sẵn sàng làm những cược mạng để mưu sinh. Cưa bom, đạn pháo lấy sắt vụn hoặc thuốc nổ là một trong số những nghề nguy hiểm nhất Việt Nam vẫn còn tồn tại. Không chỉ khiến bản thân gặp nguy hiểm, những người làm nghề này còn mang tử thần đến cho người thân và những người xung quanh. Ảnh: VOV
Kinh doanh, sang chiết gas trái phép, không đúng quy định cũng là một trong những việc làm tiềm ẩn nguy cơ đoạt mạng không ít người. Thực tế cho thấy, ở nhiều địa phương, tai nạn cháy nổ chết người do sang chiết gas đã xảy ra rất nhiều.
Tuy nhiên, để mưu sinh, những người kinh doanh bất chấp nguy hiểm tính mạng của bản thân và người khác, miễn sao kiếm được lợi nhuận cao.
Làm việc tại hầm lò, mỏ khai khoáng là một trong những công việc khó khăn và nguy hiểm nhất thế giới. Địa điểm làm việc là ở dưới lòng đất, thời gian rất dài. Ảnh minh họa: Infonet.
Vụ sập mỏ đá ở Thanh Hóa hồi tháng 1/2016 khiến nhiều người tử vong.
Ảnh: ĐSPL
Nuôi rắn độc là nghề phổ biến ở Phụng Thượng (Phúc Thọ, Hà Nội) hay làng Lệ Mật (Long Biên, Hà Nội). Những con mãng xà nguy hiểm có thể đoạt mạng bất cứ ai, song chúng vẫn được nuôi thành từng trại, từng hầm với quy mô lớn vì mang lại lợi nhuận. Hơn nữa, những người nuôi rắn độc phải là người làm nghề lâu năm, nhiều kinh nghiệm xử trí với loài vật này.
Để đánh bắt được những loại hải sản quý, ngư dân phải cược mạng với biển cả, lặn sâu xuống đáy biển. Hầu hết người lặn biển được trang bị đồ nghề bảo hộ sơ sài, nếu may mắn có thể đổi đời nhờ bán được hải sản tiền tỷ, còn không có thể tai nạn, bị liệt hoặc bỏ mạng vì sóng nước.
Đối mặt với động vật nguy hiểm, đu mình trên dây cao, làm các động tác cực kỳ khó khăn, nghề xiếc cũng có thể đặt người nghệ sỹ vào tình huống mất mạng, nếu không được bảo hộ kỹ hoặc có kinh nghiệm lâu năm.