Trong buổi thuyết giảng cho hơn 100 cán bộ Công nhân viên ngành Ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Tây Hồ (Hà Nội), Đại đức Thích Thanh Trung - Phó Trưởng ban Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang khẳng định: Với sự xuất hiện của Phật giáo, người phụ nữ được nhiều kính trọng hơn và được xem là những cá nhân, chứ không phải chỉ là những món đồ thuộc sở hữu của đàn ông.
"Chúng ta biết rằng, đối với Phật giáo nguyên thuỷ không xem người phụ nữ giản dị như một công cụ sinh đẻ và mục tiêu duy nhất của người phụ nữ không phải chỉ là hôn nhân. Người phụ nữ có quyền chọn không lập gia đình mà người khác không nên dè bỉu và được quyền trở thành tu sĩ, nghĩa là theo đuổi đời sống tâm linh', ông nói.
Thời Đức Phật còn tại thế hoặc thậm chí bây giờ, Phật giáo cho phép phụ nữ ly dị đàn ông nhưng Phật giáo không khuyến khích việc làm này. Bởi vì Phật giáo nhấn mạnh từ bi, tôn trọng sự hài hoà xã hội, hiểu rằng ly dị không phải là một biến cố vui mừng. Những giáo lý tương tự cho cả đàn ông lẫn đàn bà, đôi khi Ngài còn nỗ lực một cách đặc biệt để dạy giới phụ nữ. Theo đó, Đức Phật có nói rằng đời sống tâm linh Ngài thiết lập sẽ không hoàn hảo nếu không có phụ nữ tu tập giáo pháp (theo cuốn Phật học Phổ thông của cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa).
|
Đại đức Thích Thanh Trung. |
Theo Đại đức Thích Thanh Trung, mỗi tôn giáo sẽ có những cách nhìn về người phụ nữ khác nhau. Ví dụ như với Cơ Đốc giáo cho rằng, phụ nữ cả trong cuộc sống gia đình hay là trong các hoạt động xã hội đều đóng một vai trò thiết yếu, có tác dụng thúc đẩy tích cực trong việc nâng cao địa vị phụ nữ của Ki tô giáo.
Nhưng theo Phật giáo thì cho rằng: Chúng sinh có cùng một bản thể, vô nhị vô biệt, tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Sự khác biệt giữa giới tính nam nữ chỉ là thứ yếu và sự giác ngộ của tâm tính mới là quan trọng nhất.
Theo đó, Phật giáo giải phóng phụ nữ thoát khỏi tình trạng vật sở hữu để tồn tại một cách độc lập trong xã hội. Phật giáo cho rằng: “Những người phụ nữ như: người độc thân, có chồng, góa phụ đều không có giới hạn về quyền và bổn phận của họ đối với việc sinh con hay nuôi con và họ là một phần không thể tách rời của xã hội”.
Đại đức Thích Thanh Trung nhấn mạnh: "Với sự ảnh hưởng của Phật giáo, phụ nữ độc thân có thể không bị thành kiến, sống chan hòa, vui vẻ, bình đẳng với mọi thành viên gia đình. Và sự thành lập Ni đoàn đã làm tăng thêm giá trị của nữ giới đặc biệt là các phụ nữ độc thân.
Thêm vào đó, tư tưởng Phật giáo nói rằng: Không có sự phân biệt về giới tính trong mức độ chứng quả hay mức độ phát triển tinh thần. Những lời tán dương này của Đức Phật có giá trị như là một bằng chứng chứng tỏ sự xem trọng khả năng của nữ giới ngang bằng với nam giới."
|
Gần 200 cán bộ công nhân viên
ngành Ngân hàng nghe Đại đức Thích Thanh Trung thuyết giảng về vai trò
của phụ nữ dưới góc nhìn đạo Phật. |
Trong Kinh điển của Phật giáo, chúng ta thấy xã hội thời Đức Phật, những phụ nữ góa phụ rất đáng thương. Vì vậy, Đức Phật dạy không được đưa ra bất kỳ lý do nào để lăng mạ hay xỉ nhục những người góa phụ. Thậm chí cũng không được gán cho họ biểu tượng như là phụ nữ vận đen. Họ có quyền tái hôn và nếu muốn, họ có thể xuất gia trở thành Tỳ Kheo Ni
Riêng trong kinh Tăng Chi Bộ có đề cập đến tám bổn phận và trách nhiệm mà một phụ nữ nên trau dồi để làm mẹ và làm vợ trong gia đình. Đó là sắp xếp các việc trong gia đình một cách hiệu quả; Quan tâm đến người làm công, người ở; Cố gắng làm vui lòng chồng; Khéo bảo quản tài sản mà chồng kiếm được; Có niềm tin vào tôn giáo; Giữ gìn tiết hạnh; Tốt bụng; Rộng lượng.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: