Sân hận là cách con người tự bảo vệ sự yếu đuối

Google News

Sân giận là một cách tự bảo vệ trái tim yếu đuối của mình.

Cách này thì trước mắt cảm thấy mình được bảo vệ, nhưng lại mang đến nhiều phiền não theo sau, về lâu dài thì càng tổn hại cho bản thân.
Có một câu chuyện có thật như thế này:
Một buổi sáng, một bé gái mang cà phê cho ba uống, vô ý đã làm đổ cà phê lên trên quần của ba, ba giận, liền chửi con gái mình, sau đó, mẹ qua khuyên cha đừng la con nữa. Vì vậy, đã trở thành cuộc tranh luận giữa cha và mẹ. Vì tranh luận, nên cha mẹ bị trễ giờ đi làm, con gái thì trễ giờ đi học. Nên mẹ đề nghị, cũng tại ông đã làm trễ giờ đi làm, bây giờ, ông phải đưa con đi học, đưa tôi đi làm.
Sau khi đưa con đi học, đưa vợ đi làm, người chồng đến cơ quan đã bị trễ giờ, chủ quản không bằng lòng, nên hỏi : “Tại sao đi trễ?” Gặp đang trong cơn giận nên đã lời qua tiếng lại, ông chủ thấy vậy không hài lòng, và cuối cùng, người chồng đã bị đuổi việc.
Nguyên nhân người cha bị đuổi việc, là do con gái làm đổ cà phê lên người mình? Hay là ông ấy đi trễ? Hoặc do tâm sân giận của ông ta?
Ảnh minh họa. 
Đây chỉ là một câu chuyện, nhưng sự việc tương tự lại thường xuyên xuất hiện trong gia đình, hay xã hội ngày thường của chúng ta.
Đức Phật từng dạy rất thấm thía rằng “Một ngọn lửa sân đốt cháy rừng công đức”. Trong kinh Lăng Nghiêm, Ngài nói “Sân chiêu cảm họa lửa”. Lúc chúng ta sân hận trong tâm như bốc hỏa là vậy, khuôn mặt đỏ bừng bừng, lời nói thô tháo, không cần suy nghĩ. Tới lúc không làm chủ được nữa thì còn có thể thượng cẳng chân, hạ cẳng tay...
Đứng ở góc độ y học, sân hận sẽ hại tới gan. Vì khi tâm sân nổi lên cơ thể tiết ra độc tố, độc tố này có thể giết chết cơ thể, nhưng nhờ có gan mật hóa giải kịp thời nên chúng ta chưa thấy nguy hại. Người nào hay sân hận, gan phải làm việc nhiều thì chắc chắn lâu ngày người đó tích bệnh trầm trọng bệnh.
Trong cuộc sống, bất kỳ chuyện nhỏ nhặt nào, chính bản thân mình cũng phải chú ý và cẩn thận. Chúng ta mới làm được một chút phước, nếu có ai đó chỉ sơ ý làm gì không thuận khiến ta nổi sân lên, coi như việc tu phước đó là đổ sông đổ bể.
Nếu như sau khi bé gái làm đổ cà phê mà người cha có thể nhẫn nại, chỉ cần nhẫn nhục một tý thì sẽ không xảy ra sự việc đáng tiếc này.
Nhẫn một chút trời yên bể lặng. Trong gia đình vợ chồng nhẫn nhịn thì nhà cửa êm ấm, ngoài xã hội mọi người biết nhẫn nhịn nhau thì thái bình an hòa.
Đối với bản thân chúng ta cần nên đề phòng tâm sân hận như người canh củi lửa mùa hanh khô vậy, thời thời khắc khắc phải chú ý cẩn thận.
Theo Người Đưa Tin

Bình luận(0)