Ngày 1/9, tại chùa An Thái (xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) trong lúc đang đào đất để trồng cây dưới chân Núi Mỏ Phượng; tình cờ đã phát hiện bệ sen cổ có niên đại từ thế kỷ VI (thời Đường thuộc - ảnh) nằm sâu dưới lòng đất khoảng 1m. Bệ sen được chế tác hoàn toàn bằng gạch đất nung chạm khắc vô cùng tinh tế, có trọng lượng khoảng 20kg. Đế sen là 1 khối hình tròn rỗng, tượng trưng cho vạn pháp quy tâm theo tinh thần Bát nhã tâm kinh, thân tạo múi dáng tổng cộng có 37 cánh sen mềm mại, như bông sen đang độ khai mãn, 37 cánh sen biểu thị tượng trưng cho 37 phẩm trợ đạo, bệ đài sen được tạo tác rất công phu với 2 lớp, diềm cánh xếp vòng tròn đồng tâm. Lớp dưới có 18 cánh, biểu thị tượng trưng cho 18 vị La-hán, lớp trên có 19 cánh sen biểu thị tượng trưng cho 1 quả vị Phật và 18 quả vị La-hán, xen kẽ giữa các lớp cánh sen là đường chỉ nổi và diềm văn chấm tròn như nhụy hoa.
Bệ đài sen cao 12cm tượng trưng cho thập nhị nhân duyên, đường kính chân đế 30cm, đường kính miệng trên 40cm, đường kính thân (chỗ lớn nhất) 48cm biểu thị cho 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà. Điểm độc đáo và đặc sắc của bệ sen là trên tất cả các cánh sen đều được chạm khắc chìm hoa văn tinh tế, có điểm xuyết các vòng tròn nhỏ để tạo kiểu nền gấm. Bao quanh các đường diềm của từng cánh sen cũng được trang trí hoa văn rất công phu. ĐĐ.Thích Minh Hải, trụ trì chùa An Thái cho biết: "Bước đầu các nhà nghiên cứu cho biết, tất cả các hoa văn trang trí trên bệ sen đều mang đậm dấu ấn đặc trưng của văn hóa phương Bắc, thời Đường - thế kỷ thứ VI”. Hiện bệ sen cổ được nhà chùa bảo quản và trưng bày trong nhà Tổ.
Ngày 1/9, tại chùa An Thái (xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) trong lúc đang đào đất để trồng cây dưới chân Núi Mỏ Phượng; tình cờ đã phát hiện bệ sen cổ có niên đại từ thế kỷ VI (thời Đường thuộc - ảnh) nằm sâu dưới lòng đất khoảng 1m. Bệ sen được chế tác hoàn toàn bằng gạch đất nung chạm khắc vô cùng tinh tế, có trọng lượng khoảng 20kg.
Đế sen là 1 khối hình tròn rỗng, tượng trưng cho vạn pháp quy tâm theo tinh thần Bát nhã tâm kinh, thân tạo múi dáng tổng cộng có 37 cánh sen mềm mại, như bông sen đang độ khai mãn, 37 cánh sen biểu thị tượng trưng cho 37 phẩm trợ đạo, bệ đài sen được tạo tác rất công phu với 2 lớp, diềm cánh xếp vòng tròn đồng tâm. Lớp dưới có 18 cánh, biểu thị tượng trưng cho 18 vị La-hán, lớp trên có 19 cánh sen biểu thị tượng trưng cho 1 quả vị Phật và 18 quả vị La-hán, xen kẽ giữa các lớp cánh sen là đường chỉ nổi và diềm văn chấm tròn như nhụy hoa.
Bệ đài sen cao 12cm tượng trưng cho thập nhị nhân duyên, đường kính chân đế 30cm, đường kính miệng trên 40cm, đường kính thân (chỗ lớn nhất) 48cm biểu thị cho 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà. Điểm độc đáo và đặc sắc của bệ sen là trên tất cả các cánh sen đều được chạm khắc chìm hoa văn tinh tế, có điểm xuyết các vòng tròn nhỏ để tạo kiểu nền gấm. Bao quanh các đường diềm của từng cánh sen cũng được trang trí hoa văn rất công phu.
ĐĐ.Thích Minh Hải, trụ trì chùa An Thái cho biết: "Bước đầu các nhà nghiên cứu cho biết, tất cả các hoa văn trang trí trên bệ sen đều mang đậm dấu ấn đặc trưng của văn hóa phương Bắc, thời Đường - thế kỷ thứ VI”. Hiện bệ sen cổ được nhà chùa bảo quản và trưng bày trong nhà Tổ.