Các cuộc lật đổ, cuộc cách mạng, cuộc xâm lấn và chiến tranh đã làm gián đoạn những gì có thể đã là một cuộc khai quật quy mô về di tích được cho là một điểm dừng chân quan trọng trên Con đường tơ lụa.
Kể từ khi nhà địa chất người Pháp phát hiện ra địa điểm di tích vào năm 1963, di tích Mes Aynak đã được sử dụng để làm các đường hầm dưới thời Xô-viết và các khu huấn luyện của tổ chức khủng bố Al-Qaeda, đã khiến nó bị cướp phá và hư hoại. Nhưng kể từ đầu kỷ nguyên này, các nhà khảo cổ cũng đã bắt tay vào một cuộc khai quật thích đáng.
|
Kho hiện vật cổ Phật giáo của Afghanistan lại bị đe dọa. |
Tờ Guardian tường thuật: Có 19 địa điểm khảo cổ riêng biệt trong thung lũng này. Chúng được xếp loại từ bốn tu viện có cấu trúc vững chắc, một ngôi đền Bái hỏa giáo và nhiều ngôi tháp Phật giáo, cho đến các xưởng luyện kim, làm đồ đồng cổ xưa, chỗ ở của các thợ mỏ và một cơ sở đúc tiền cũng như hai công sự nhỏ và một thành lũy. Họ cũng tìm thấy một kho chứa tiền đồng thời đế chế Kushan, Sassanian và Indo-Parthian, hơn 1.000 bức tượng, và nhiều bích họa được duy trì hết sức hoàn hảo cho thấy các cảnh tượng và hình ảnh sống động từ thời Đức Phật còn tại thế.
Hiện nay, Mes Aynak lại tiếp tục bị đe dọa bởi một ký kết có thời hạn 30 năm giữa Bộ Dầu mỏ Afghanistan (MoMP) và Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) trị giá 3 tỷ Mỹ kim. MCC ước tính địa điểm này có lượng đồng thô giá trị lên đến 100 tỷ Mỹ kim. Một số ý kiến cho rằng điều này sẽ làm cho nền kinh tế Afghanistan hồi sinh, số khác lại quan ngại điều đó sẽ hủy hoại một điểm di sản văn hóa quan trọng.
“Một mặt, dân chúng chúng tôi cần thực phẩm. Chúng tôi nghèo”, Nasir Ahmad Durrani, Thứ trưởng Bộ Dầu khí, nói trên tờ Al Jazeera America. “Ngân sách quốc gia cần tạo doanh thu. Nhưng mặt khác, tôi phải bảo vệ di sản thế giới”.
Các nhà khảo cổ cho rằng, phải mất đến gần 25 năm để khai quật toàn bộ địa điểm này. Thế nhưng MCC đã thắng thầu và tiếp quản nơi này cho mục đích khai thác vào cuối năm 2014.
Trong khi MoMP đã thuê đến hơn 1.700 nhân viên an ninh nhằm bảo vệ khu vực này, thì các nhà khảo cổ lại phải chạy đua để cố gắng càng nhiều càng tốt bảo tồn nhiều hiện vật Phật giáo nghìn năm tuổi.