Thánh địa đầu tiên chưa từng được vinh dự tổ chức trận chung kết C1 đó là Emirates của CLB Arsenal. Với trang thiết bị tối tân và có sức chứa lớn thứ 3 nước Anh chỉ sau Wembley và Old Trafford, thế nhưng không hiểu vì sao UEFA lại chưa từng nhòm ngó tới sân đấu này để đăng cai trận đấu quan trọng nhất mùa giải.Vicente Calderon là thánh địa khét tiếng của đội bóng sở hữu lối chơi khó chịu bậc nhất châu Âu thời điểm hiện tại Atletico Madrid. Sân vận động mở cửa lần đầu vào năm 1962 và nâng sức chứa lên hơn 52 nghìn chỗ ngồi vào năm 1982. Nhưng nó chưa một lần được chọn làm nơi tổ chức trận chung kết cup C1 châu Âu.Tọa lạc ở thành phố Naples của Italia, Stadio San Paolo là sân vận động lớn thứ ba nước Italy chỉ sau San Siro (AC Milan & Inter Milan) và Olimpico (AS Roma & Lazio). Trong khi các thánh địa kể trên đều vinh dự được đón trận đấu cuối cùng của cúp C1 nhưng sân nhà của CLB Napoli thì chưa có vinh dự này.Anfield từng là chứng nhân lịch sử cho những chiến thắng vang dội của Liverpool, từng thăng trầm của đội bóng vùng Merseyside được đều gắn liên với sân vận động này. Thế nhưng chẳng hiểu vì lý do gì mà trận chung kết C1 châu Âu chưa từng một lần ghé thăm nơi đây.Sở hữu sức chứa lên tới 81 nghìn chỗ ngồi ở các giải đấu quốc nội và gần 63 nghìn chỗ ngồi dành cho các trận đấu quốc tế. Signal Iduna Park trở thành một phần không thể thiếu của đội bóng mang biệt danh "vàng - đen" từng "tung hoành" châu Âu mùa giải 2011-2012. Thế nhưng sự thật vô cùng đau buồn đó là sân đấu này chưa từng một lần được UEFA chọn mặt gửi vàng để đăng cai trận chung kết C1.Celtic Park (hay còn được gọi tắt là Parkhead và Paradise theo cổ động viên của Celtic), là sân vận động lớn nhất Scotland và xếp thứ 6 tại vương quốc Anh. Thánh địa này có sức chứa 60 nghìn chỗ ngồi, nhưng từng đón lượt người kỷ lục lên đến 83.5 nghìn vào 1938, khi Celtic đụng Rangers.Chảo lửa Estadio Dragao của Porto là sân vận động lớn thứ 2 Bồ Đào Nha chỉ sau Estadio da Luz của Benfica với sức chứa hơn 50 nghìn chỗ ngồi.Tọa lạc ở Cardiff nhưng đây không phải sân nhà của câu lạc bộ cùng tên. Nó là sân nhà của độ tuyển quốc gia xứ Wales và đội bóng bầu dục của đất nước này. Có sức chứa lên tới 74.5 nghìn chỗ ngồi và cũng giống tất cả sân vận động trên, Millennium chưa từng tổ chức một trận chung kết Champions League nào.Sân vận động Stade Velodrome đẹp như mơ từng là nơi tổ chức rất nhiều sự kiện quan trọng như World Cup 1938 & 1998. Có sức chứa lên đến 67.3 nghìn chỗ ngồi và sẽ là một trong những nơi tổ chức các trận đấu ở vòng bảng, vòng 16 đội, Tứ kết cũng như Bán kết Euro 2016 sắp tới, thế nhưng nó chưa từng một lần tổ chức chung kết cúp C1 châu Âu. Ảnh sử dụng trong bài: Goal.com.
Thánh địa đầu tiên chưa từng được vinh dự tổ chức trận chung kết C1 đó là Emirates của CLB Arsenal. Với trang thiết bị tối tân và có sức chứa lớn thứ 3 nước Anh chỉ sau Wembley và Old Trafford, thế nhưng không hiểu vì sao UEFA lại chưa từng nhòm ngó tới sân đấu này để đăng cai trận đấu quan trọng nhất mùa giải.
Vicente Calderon là thánh địa khét tiếng của đội bóng sở hữu lối chơi khó chịu bậc nhất châu Âu thời điểm hiện tại Atletico Madrid. Sân vận động mở cửa lần đầu vào năm 1962 và nâng sức chứa lên hơn 52 nghìn chỗ ngồi vào năm 1982. Nhưng nó chưa một lần được chọn làm nơi tổ chức trận chung kết cup C1 châu Âu.
Tọa lạc ở thành phố Naples của Italia, Stadio San Paolo là sân vận động lớn thứ ba nước Italy chỉ sau San Siro (AC Milan & Inter Milan) và Olimpico (AS Roma & Lazio). Trong khi các thánh địa kể trên đều vinh dự được đón trận đấu cuối cùng của cúp C1 nhưng sân nhà của CLB Napoli thì chưa có vinh dự này.
Anfield từng là chứng nhân lịch sử cho những chiến thắng vang dội của Liverpool, từng thăng trầm của đội bóng vùng Merseyside được đều gắn liên với sân vận động này. Thế nhưng chẳng hiểu vì lý do gì mà trận chung kết C1 châu Âu chưa từng một lần ghé thăm nơi đây.
Sở hữu sức chứa lên tới 81 nghìn chỗ ngồi ở các giải đấu quốc nội và gần 63 nghìn chỗ ngồi dành cho các trận đấu quốc tế. Signal Iduna Park trở thành một phần không thể thiếu của đội bóng mang biệt danh "vàng - đen" từng "tung hoành" châu Âu mùa giải 2011-2012. Thế nhưng sự thật vô cùng đau buồn đó là sân đấu này chưa từng một lần được UEFA chọn mặt gửi vàng để đăng cai trận chung kết C1.
Celtic Park (hay còn được gọi tắt là Parkhead và Paradise theo cổ động viên của Celtic), là sân vận động lớn nhất Scotland và xếp thứ 6 tại vương quốc Anh. Thánh địa này có sức chứa 60 nghìn chỗ ngồi, nhưng từng đón lượt người kỷ lục lên đến 83.5 nghìn vào 1938, khi Celtic đụng Rangers.
Chảo lửa Estadio Dragao của Porto là sân vận động lớn thứ 2 Bồ Đào Nha chỉ sau Estadio da Luz của Benfica với sức chứa hơn 50 nghìn chỗ ngồi.
Tọa lạc ở Cardiff nhưng đây không phải sân nhà của câu lạc bộ cùng tên. Nó là sân nhà của độ tuyển quốc gia xứ Wales và đội bóng bầu dục của đất nước này. Có sức chứa lên tới 74.5 nghìn chỗ ngồi và cũng giống tất cả sân vận động trên, Millennium chưa từng tổ chức một trận chung kết Champions League nào.
Sân vận động Stade Velodrome đẹp như mơ từng là nơi tổ chức rất nhiều sự kiện quan trọng như World Cup 1938 & 1998. Có sức chứa lên đến 67.3 nghìn chỗ ngồi và sẽ là một trong những nơi tổ chức các trận đấu ở vòng bảng, vòng 16 đội, Tứ kết cũng như Bán kết Euro 2016 sắp tới, thế nhưng nó chưa từng một lần tổ chức chung kết cúp C1 châu Âu. Ảnh sử dụng trong bài: Goal.com.