Trong những hội cổ động viên tại Việt Nam, có lẽ CĐV Hải Phòng được đánh giá là cuồng nhiệt và có "máu điên" cực lớn. Mỗi khi đi đến đâu, họ đều mang lại một bản sắc riêng, một phong cách cổ vũ không đụng hàng.Mới đây, trên sân nhà Lạch Tray, những CĐV CLB Hải Phòng đã có màn ăn mừng hết sức lạ mắt, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Sau khi các cầu thủ ấn định tỷ số 2-0, hơn 3000 chiếc máy bay giấy đã được phi xuống sân từ khán đài B.Tuy nhiên, việc này ảnh hưởng đôi chút tới chất lượng trận đấu. Không ít những chiếc máy bay giấy được phi từ khán đài bay vào mặt cỏ, nơi các cầu thủ thi đấu. Sau trận đấu, số ít các CĐV thành phố Cảng đã ở lại nhặt toàn bộ những chiếc máy bay này.Trước đây, ngay vòng đấu thứ 8 khi Hải Phòng hành quân lên Thủ Đô gặp Hà Nội T&T, các CĐV cuồng nhiệt của thành phố hoa phượng đỏ đã gây "náo loạn" phố phường Hà Nội bằng những màn đốt pháo sáng.Cũng trong trận đấu giữa Hải Phòng và Hà Nội T&T, các CĐV đất Cảng đã biến sân Hàng Đẫy thành San Siro của châu Á với những quả pháo sáng mù trời. Điều này cũng khiến nhiều người trong cuộc phải lên tiếng và có những bình luận đa chiều về cách cổ vũ này. Ảnh: Zing.Không đơn thuần chỉ là pháo sáng, các CĐV Hải Phòng còn mang cả máy chiếu laze vào sân để soi vào người các cầu thủ khiến họ mất tập trung trong khi thi đấu. Hành động này thực chất đã bị rất nhiều người chỉ trích vì gây ảnh hưởng lớn đến các cầu thủ dưới sân.Chưa dừng lại ở đó, khi hành quân tới các tỉnh thành trong cả nước, hội CĐV cuồng nhiệt mang màu áo đỏ còn có những biểu ngữ, băng rôn hết sức "vui vẻ" nhưng chứa đựng trong đó rất nhiều ý nghĩa sâu xa.Những biểu ngữ của các CĐV Hải Phòng nhiều khi đã động chạm tới lòng tự ái của các đội chủ nhà. Vậy những khi giải thích về điều này, họ cho rằng tính khí người đất Cảng khá thẳng tính và họ sẽ làm những điều gì họ muốn.Những biểu ngữ như ảnh trên là điều khá quen thuộc với các đội nhà khi phải đón tiếp đội bóng đến từ thành phố Cảng phía Đông Bắc Bộ.Những màn diễu hành, cổ vũ là đặc sản của hội CĐV Hải Phòng từ xưa tới nay. Ảnh dùng trong bài: Zing/ Bongdaplus.
Trong những hội cổ động viên tại Việt Nam, có lẽ CĐV Hải Phòng được đánh giá là cuồng nhiệt và có "máu điên" cực lớn. Mỗi khi đi đến đâu, họ đều mang lại một bản sắc riêng, một phong cách cổ vũ không đụng hàng.
Mới đây, trên sân nhà Lạch Tray, những CĐV CLB Hải Phòng đã có màn ăn mừng hết sức lạ mắt, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Sau khi các cầu thủ ấn định tỷ số 2-0, hơn 3000 chiếc máy bay giấy đã được phi xuống sân từ khán đài B.
Tuy nhiên, việc này ảnh hưởng đôi chút tới chất lượng trận đấu. Không ít những chiếc máy bay giấy được phi từ khán đài bay vào mặt cỏ, nơi các cầu thủ thi đấu. Sau trận đấu, số ít các CĐV thành phố Cảng đã ở lại nhặt toàn bộ những chiếc máy bay này.
Trước đây, ngay vòng đấu thứ 8 khi Hải Phòng hành quân lên Thủ Đô gặp Hà Nội T&T, các CĐV cuồng nhiệt của thành phố hoa phượng đỏ đã gây "náo loạn" phố phường Hà Nội bằng những màn đốt pháo sáng.
Cũng trong trận đấu giữa Hải Phòng và Hà Nội T&T, các CĐV đất Cảng đã biến sân Hàng Đẫy thành San Siro của châu Á với những quả pháo sáng mù trời. Điều này cũng khiến nhiều người trong cuộc phải lên tiếng và có những bình luận đa chiều về cách cổ vũ này. Ảnh: Zing.
Không đơn thuần chỉ là pháo sáng, các CĐV Hải Phòng còn mang cả máy chiếu laze vào sân để soi vào người các cầu thủ khiến họ mất tập trung trong khi thi đấu. Hành động này thực chất đã bị rất nhiều người chỉ trích vì gây ảnh hưởng lớn đến các cầu thủ dưới sân.
Chưa dừng lại ở đó, khi hành quân tới các tỉnh thành trong cả nước, hội CĐV cuồng nhiệt mang màu áo đỏ còn có những biểu ngữ, băng rôn hết sức "vui vẻ" nhưng chứa đựng trong đó rất nhiều ý nghĩa sâu xa.
Những biểu ngữ của các CĐV Hải Phòng nhiều khi đã động chạm tới lòng tự ái của các đội chủ nhà. Vậy những khi giải thích về điều này, họ cho rằng tính khí người đất Cảng khá thẳng tính và họ sẽ làm những điều gì họ muốn.
Những biểu ngữ như ảnh trên là điều khá quen thuộc với các đội nhà khi phải đón tiếp đội bóng đến từ thành phố Cảng phía Đông Bắc Bộ.
Những màn diễu hành, cổ vũ là đặc sản của hội CĐV Hải Phòng từ xưa tới nay. Ảnh dùng trong bài: Zing/ Bongdaplus.