Mới đây, trong thời gian diễn ra AFF Suzuki Cup 2014 ở Việt Nam và Singapore, sân vận động Quốc gia Singapore đưa ra hướng dẫn gây chú ý cho khán giả muốn tới sân thưởng thức các trận đấu bóng. Ngoài các quy tắc thông thường như “đến sớm” hay “di chuyển bằng giao thông công cộng”, sân còn cấm khán giả mang máy ảnh dùng ống kính có zoom có 200mm, mũ bảo hiểm và gậy tự sướng vào sân. Những lệnh cấm này được hiểu là để giảm nguy cơ gây nguy hiểm cho người xung quanh khi gậy tự sướng, hoặc ống kính máy ảnh quá to và dài có thể sẽ gây ra va chạm với những người xung quanh. Lệnh cấm này đang gây nên nhiều tranh cãi bởi những thú vui của không ít khán giả trẻ như "tự sướng", săn ảnh đẹp ở sân vận động lại bị ngăn cản. Trước thềm AFF Cup 2014, HLV Miura cũng đề ra một lệnh cấm khá kỳ quặc với các cầu thủ, đó là ông không cho phép các cầu thủ đi xe máy để đảm bảo an toàn. Trong lịch sử bóng đá Việt Nam chưa có ông thầy nào đưa ra lệnh cấm kỳ lạ như thế này với các học trò. Ảnh: ĐSPL. Lệnh cấm này xuất phát từ sự lo ngại về giao thông tại Việt Nam của ông Miura, ông lo sợ việc đi xe máy có thể sẽ tạo rủi ro cho các cầu thủ, dẫn đến việc họ không thể thi đấu. Ảnh: Zing. Một lệnh cấm rất khó hiểu và kỳ quặc khác mà các CLB bóng đá Việt Nam từng "thử" áp dụng với các cầu thủ là cấm xem World Cup và Euro. Ảnh: Zing - minh họa. Lệnh cấm này xuất phát từ việc lo ngại các cầu thủ xem bóng đá buổi đêm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời cũng để tránh hành vi cá độ bóng đá trong giới cầu thủ. Tuy nhiên lệnh cấm này bị cho rằng "bất khả thi" khi các cầu thủ hoàn toàn có thể lén xem bằng các thiết bị điện tử công nghệ cao.
Ban Kỷ luật của VFF từng đưa ra một lệnh cấm rất khắc nghiệt nhưng lại dường như "không thể thực hiện" khi từng không cho phép cổ động viên của CLB Xi măng Hải Phòng đến các sân vận động khác trong những trận đấu ở giải V-League. Lệnh cấm này xuất phát từ lo ngại "truyền thống" đốt pháo sáng, hay gây rối của CĐV Hải Phòng. Ảnh: VTC. Tuy nhiên lệnh cấm này có thời gian bị chê là "ngớ ngẩn" vì các CĐV Hải Phòng khi đến sân khách hoàn toàn có thể không nhận mình là CĐV Hải Phòng, không mặc áo, không băng rôn cổ vũ cho CLB nhưng vẫn có thể ung dung vào sân và khi thích thì vẫn có thể đốt pháo sáng. Ảnh: TGBĐ. Cấm Công Vinh thi đấu 6 trận, phạt tiền 10 triệu đồng vì hành vi vái lạy trọng tài khi anh này còn là cầu thủ của T&T Hà Nội - Đây không phải là lệnh cấm, phạt thiếu xác đáng nhưng nó vẫn được xem là kỳ quặc bởi trước đó chưa từng có cầu thủ nào lĩnh án phạt và bị cấm thi đấu lâu đến vậy vì phản ứng với trọng tài. Hành động của Công Vinh cũng trở thành chủ đề bàn tán của khán giả, người hâm mộ suốt một thời gian dài. Ảnh: Zing.
Mới đây, trong thời gian diễn ra AFF Suzuki Cup 2014 ở Việt Nam và Singapore, sân vận động Quốc gia Singapore đưa ra hướng dẫn gây chú ý cho khán giả muốn tới sân thưởng thức các trận đấu bóng. Ngoài các quy tắc thông thường như “đến sớm” hay “di chuyển bằng giao thông công cộng”, sân còn cấm khán giả mang máy ảnh dùng ống kính có zoom có 200mm, mũ bảo hiểm và gậy tự sướng vào sân.
Những lệnh cấm này được hiểu là để giảm nguy cơ gây nguy hiểm cho người xung quanh khi gậy tự sướng, hoặc ống kính máy ảnh quá to và dài có thể sẽ gây ra va chạm với những người xung quanh. Lệnh cấm này đang gây nên nhiều tranh cãi bởi những thú vui của không ít khán giả trẻ như "tự sướng", săn ảnh đẹp ở sân vận động lại bị ngăn cản.
Trước thềm AFF Cup 2014, HLV Miura cũng đề ra một lệnh cấm khá kỳ quặc với các cầu thủ, đó là ông không cho phép các cầu thủ đi xe máy để đảm bảo an toàn. Trong lịch sử bóng đá Việt Nam chưa có ông thầy nào đưa ra lệnh cấm kỳ lạ như thế này với các học trò. Ảnh: ĐSPL.
Lệnh cấm này xuất phát từ sự lo ngại về giao thông tại Việt Nam của ông Miura, ông lo sợ việc đi xe máy có thể sẽ tạo rủi ro cho các cầu thủ, dẫn đến việc họ không thể thi đấu. Ảnh: Zing.
Một lệnh cấm rất khó hiểu và kỳ quặc khác mà các CLB bóng đá Việt Nam từng "thử" áp dụng với các cầu thủ là cấm xem World Cup và Euro. Ảnh: Zing - minh họa.
Lệnh cấm này xuất phát từ việc lo ngại các cầu thủ xem bóng đá buổi đêm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời cũng để tránh hành vi cá độ bóng đá trong giới cầu thủ. Tuy nhiên lệnh cấm này bị cho rằng "bất khả thi" khi các cầu thủ hoàn toàn có thể lén xem bằng các thiết bị điện tử công nghệ cao.
Ban Kỷ luật của VFF từng đưa ra một lệnh cấm rất khắc nghiệt nhưng lại dường như "không thể thực hiện" khi từng không cho phép cổ động viên của CLB Xi măng Hải Phòng đến các sân vận động khác trong những trận đấu ở giải V-League. Lệnh cấm này xuất phát từ lo ngại "truyền thống" đốt pháo sáng, hay gây rối của CĐV Hải Phòng. Ảnh: VTC.
Tuy nhiên lệnh cấm này có thời gian bị chê là "ngớ ngẩn" vì các CĐV Hải Phòng khi đến sân khách hoàn toàn có thể không nhận mình là CĐV Hải Phòng, không mặc áo, không băng rôn cổ vũ cho CLB nhưng vẫn có thể ung dung vào sân và khi thích thì vẫn có thể đốt pháo sáng. Ảnh: TGBĐ.
Cấm Công Vinh thi đấu 6 trận, phạt tiền 10 triệu đồng vì hành vi vái lạy trọng tài khi anh này còn là cầu thủ của T&T Hà Nội - Đây không phải là lệnh cấm, phạt thiếu xác đáng nhưng nó vẫn được xem là kỳ quặc bởi trước đó chưa từng có cầu thủ nào lĩnh án phạt và bị cấm thi đấu lâu đến vậy vì phản ứng với trọng tài. Hành động của Công Vinh cũng trở thành chủ đề bàn tán của khán giả, người hâm mộ suốt một thời gian dài. Ảnh: Zing.