Xả súng ở New Zealand: “Hồi chuông cảnh tỉnh” về khủng bố cực hữu?

Google News

Vụ xả súng đẫm máu khiến 49 người thiệt mạng tại hai nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand ngày 15/3 là “hồi chuông cảnh tỉnh” về mối nguy hiểm của làn sóng khủng bố cực hữu.
 

Ngày 16/3 nghi phạm xả súng nhà thờ Hồi giáo Al Noor- tên Brenton Harrison Tarrant (28 tuổi) đã phải ra tòa và nhận tội danh giết người. Tên Brenton Harrison Tarrant được cho ủng hộ tư tưởng da trắng thượng đẳng.
Tờ Guardian (Anh) cho biết khủng bố cực hữu đã hình thành từ những năm 2000. Một trong những vụ việc rúng động liên quan đến loại khủng bố này là vào năm 2011 khi tên Anders Behring Breivik giết 77 người tại Na Uy.
Từ đó đến nay, còn diễn ra nhiều vụ việc bạo lực khác như vụ sát hại 11 người Do Thái tại Pittsburgh (Mỹ) năm 2018, vụ tấn công vào nhà thờ Hồi giáo ở London (Anh) và Quebec (Canada), vụ sát hại 9 người da màu tại nhà thờ ở South Carolina (Mỹ) năm 2015…
Xa sung o New Zealand: “Hoi chuong canh tinh” ve khung bo cuc huu?
 Lực lượng an ninh New Zealand đề nghị người dân tránh xa hiện trường vụ tấn công nhà thờ Hồi giáo ngày 15/3. Ảnh:EPA
Tổ chức phi lợi nhuận mang tên Trung tâm Luật Nghèo miền Nam (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu và kết luận hầu hết bạo lực cực hữu đều có liên quan tới thuyết da trắng thượng đẳng. Tại Mỹ, bạo lực khủng bố cực hữu đã khiến 50 người thiệt mạng năm 2018.
Ngay trong tháng 2, Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã bắt tên Christopher Paul Hasson ủng hộ thuyết người da trắng thượng đẳng do hắn lên kế hoạch khủng bố tấn công người da màu và chính khách theo chủ nghĩa tự do.
Cả khủng bố cực đoan đạo Hồi và cực hữu đều tin rằng cộng đồng của chúng đang phải đối mặt với mối đe dọa tồn vong do vậy nghĩa vụ của mỗi cá nhân là đấu tranh.
Tên Anders Behring Breivik, thủ phạm trong vụ xả súng ở Na Uy năm 2011, ám ảnh với giả thuyết cho rằng sắp đến ngày tận thế của người da trắng ở châu Âu và người nhập cư sẽ chiếm chỗ của cộng đồng này.
Nhiều chuyên gia lo ngại rằng các cơ quan chống khủng bố chưa tập trung và dành nguồn lực vào bạo lực cực hữu.
Theo Al-Jazeera, một trong những nguyên nhân khiến khủng bố cực hữu chưa nhận được quan tâm thích đáng là do chủ nghĩa dân tộc da trắng đã ăn sâu vào chính trị chính thống tại Mỹ và châu Âu.
Một vấn đề khác lại bắt nguồn từ chính phương thức đưa tin của truyền thông phương Tây. Đôi khi truyền thông phương Tây phản ánh về đạo Hồi với hơi hướng tiêu cực và rập khuôn. Những vụ bạo lực do người đạo Hồi gây ra thường được đưa tin "đậm” hơn những trường hợp tấn công nhằm vào người đạo Hồi.
Theo Hà Linh/Báo Tin tức

>> xem thêm

Bình luận(0)