Vì sao ngày Quốc tế Lao động ở Mỹ lại diễn ra vào tháng 9?

Google News

Trong khi cả thế giới chọn ngày 1/5 là Quốc tế Lao động thì ở Mỹ, Nhật, Canada,... ngày lễ này lại diễn ra vào tháng 9.

Theo tờ Diario AS, Quốc tế Lao động là ngày lễ được tổ chức tại hơn 160 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi phần lớn các quốc gia khác trên thế giới chọn ngày 1/5 làm ngày Quốc tế Lao động, thì Mỹ và một vài quốc gia khác lại không chính thức công nhận ngày lễ này.
Trong quá khứ, Mỹ từng có một ngày để tôn vinh và kỷ niệm quá trình đấu tranh của người lao động cũng như tổ chức công đoàn vào tháng 9 hàng năm. Ngày kỷ niệm đầu tiên được tổ chức vào ngày 5/9/1882 tại New York. Trong vòng 7 năm sau đó, đây được xem như một ngày lễ dành cho người lao động tại Mỹ. Trong khi đó, công đoàn ở châu Âu lại chọn ngày 1/5 hàng năm và ngày này phổ biến hơn nhờ sự xâm nhập về văn hóa của châu Âu tới khắp thế giới vào thời kỳ thực dân.
Các tổ chức công đoàn ở Mỹ từng rất nỗ lực để đưa ngày Quốc tế Lao động ở nước này trùng với phần còn lại của thế giới nhưng họ thực sự không thành công. Một vài ngoại lệ khác bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản và New Zealand cũng là những quốc gia không coi ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động.
Vi sao ngay Quoc te Lao dong o My lai dien ra vao thang 9?
Công nhân tại Đức diễu hành kỷ mừng Quốc tế Lao động. Ảnh: HDW.
Trong trường hợp của Mỹ, luật pháp nước này từng ấn định ngày Lễ Lao động diễn ra vào thứ hai đầu tiên của tháng 9 hàng năm, bắt đầu từ năm 1894. Việc lựa chọn ngày này nhằm kỷ niệm cuộc bạo loạn của công nhân tại Chicago, cuộc bạo loạn đòi quyền lợi của người lao động đã kết thúc trong biển máu với hơn 70 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Thực tế thì việc chọn ngày 1/5 làm ngày Quốc tế Lao động cũng... có nguồn gốc từ Mỹ và nguồn gốc của ngày này cũng bắt nguồn từ một cuộc bạo động. Cụ thể, vào ngày 1/5/1886, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia một cuộc bãi công khổng lồ với yêu cầu "làm việc 8 giờ một ngày, 8 giờ nghỉ ngơi và 8 giờ vui chơi". Cuộc bãi công yêu cầu làm việc 8 giờ một ngày đã nhanh chóng lan rộng, thu hút tới hơn 340 nghìn công nhân tham gia.
Giới chủ tư bản cùng chính quyền Mỹ đã đàn áp thẳng tay cuộc bãi công, nhiều cuộc xung đột xảy ra giữ dội, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt,... gây nên sự kiện thảm sát Haymarket khiến hơn 70 người thương vong. Mặc dù vậy, trước sức ép quá lớn từ lực lượng công nhân, giới chủ tư bản ở Mỹ cuối cùng phải chấp nhận yêu sách.
Ngày 20 tháng 6 năm 1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản II được nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Friedrich Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Trần Trân

>> xem thêm

Bình luận(0)