Với tốc độ đắp đảo và xây dựng chóng mặt, dường như Trung Quốc định xây dựng một đường băng sân bay lớn nữa trên Đá Xu Bi.
|
Kích thước và hình dạng của “đảo nhân tạo” Đá Xu Bi cho thấy Trung Quốc có thể xây dựng trái phép ở đây một đường băng sân bay dài 3.300 mét.
|
Hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp ngày 17/4/2015 cho thấy, chỉ trong vòng có 10 tuần, Trung Quốc đã trái phép đắp đảo nhân tạo lớn ở Đá Xu Bi trong quần đảo Trường Sa. Kích thước và hình dạng của “đảo nhân tạo” Đá Xu Bi cho thấy Trung Quốc có thể xây dựng một đường băng sân bay dài 3.300 mét, dài không kém đường băng mà nước này đang xây dựng ở Đá Chữ Thập.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, đường băng dài 3.300 mét có thể cho phép hầu như tất cả các loại máy bay chiến đấu và vận tải của Hải quân Trung Quốc cất, hạ cánh.
Ngày 6/2/2015, người ta chỉ phát hiện được hoạt động nạo vét, đắp đất nhỏ ở hai vị trí trên Đá Xu Bi. Đến ngày 17/4/2015, Trung Quốc đã đắp được một “hòn đảo” rộng tới 2,27 km2 trên Đá Xu Bi, gần bằng Đá Chữ Thập có diện tích ước tính khoảng 2,65 km2. Đá Chữ Thập có một cảng biển lớn cùng với đường băng sân bay dài 3.300m đang được Trung Quốc xây dựng.
|
Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập có một cảng biển lớn và đường băng sân bay dài 3.300m có thể cho mọi loại máy bay quân sự và vận tải cất, hạ cánh. |
Tuy nhiên, một vành đai đang được xây dựng vây quanh các rạn san hô ở rìa phía nam của Đá Xu Bi cho thấy hình hài một quân cảng, theo đúng nghĩa của nó. Việc Trung Quốc liên tục mở rộng ở điểm cực nam của Đá Xu Bi cho thấy mục tiêu xây dựng một quân cảng.
Đá Vành Khăn đang có tranh chấp ở quân đảo Trường Sa cũng là nơi Trung Quốc ráo riết đắp đảo nhân tạo trái phép. Tính đến ngày 13/4/2015, diện tích của “đảo nhân tạo” trên Đá Vành Khăn đã rộng tới 2,42 km2. Đáng nói là cách đây vài tháng, rạn san hô ở Đá Vành Khăn hầu như không nhô lên khỏi mặt nước biển.
|
Trung Quốc đang mở rộng hoạt động lấp biển ở rìa phía bắc của Đá Vành Khăn và có thể xây dựng ở đây một sân bay dài tới 3.000 mét. |
Hình ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất có 23 tàu hút bùn đang hoạt động ở Đá Vành Khăn trong ngày 13/4, cùng với ít nhất hai chục tàu lớn liên quan đến công việc xây dựng trong lòng hồ hình tròn được hình thành bởi các rạn san hô. Trong hình ảnh vệ tinh của ngày hôm đó còn cho thấy 28 xe trộn bê tông đang hoạt động, cùng với hàng chục xe tải lớn khác.
Trung Quốc đang mở rộng hoạt động lấp biển ở rìa phía bắc của Đá Vành Khăn và có thể xây dựng ở đây một sân bay dài tới 3.000 mét.
Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập là ba trong số ít nhất 7 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nổi và đang ráo riết xây dựng, trang bị để phục vụ cho mục đích quân sự.
Sự điên cuồng của các chương trình xây dựng ở quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Trung Quốc hàng nghìn cây số, cho thấy mưu đồ thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc.