Gary Heidnik đã bắt cóc và giam cầm 6 phụ nữ làm nô lệ tình dục ở dưới tầng hầm nhà riêng. Tên biến thái này chính là nguyên mẫu của kẻ sát nhân Buffalo Bill trong tác phẩm điện ảnh kinh điển “Sự im lặng của bầy cừu”.
Thời thơ ấu của Gary Heidnik
Gary Heidnik sinh năm 1943 ở bang Ohio, Mỹ. Ngay từ nhỏ không có tình yêu thương, hắn còn thường xuyên bị chính cha đẻ đánh đập và lạm dụng. Sau khi đủ tuổi, hắn gia nhập quân đội, sau đó dùng vỏ bọc tôn giáo của mình để thực hiện tội ác rúng động nước Mỹ năm đó.
|
Gary Heidnik. Nguồn ảnh: CNN |
Năm 1971, Gary Heidnik đã tạo ra nhà thờ của riêng mình trên đường North Marshall, tự mình trở thành giám mục và thiết lập một loạt những quy tắc. Hắn đã quyên góp hơn 500.000 đô la và nhận được sự bùng bái từ nhiều người. Hắn cũng sử dụng chính tiền tài và quyền lực của mình để thao túng, gây nên tội ác trong chính tầng hầm của mình.
6 người phụ nữ bất hạnh
Năm 1986, hắn bắt cóc người phụ nữ đầu tiên tên Josefina Rivera - một cô gái bán hoa. Lợi dụng lúc cô không để ý, Gary đã đánh ngất nạn nhân, kéo xuống tầng hầm, trói tay nạn nhân bằng dây xích và niêm phong các ốc vít bằng keo siêu dính. Tiếp đó, tên sát nhân dùng gậy đánh cho nạn nhân tỉnh lại. Hắn ném cô vào một cái hố, che phủ lại bằng lớp ván hốc, chỉ có vài khe hở để có không khí.
|
Ngôi nhà hắn giam giữ nạn nhân. Nguồn ảnh: CNN. |
5 cô gái xấu số còn lại cũng bị hắn sử dụng cách tương tự khi bắt cóc Josefina Rivera. Họ đều bị giam trong hố như vậy, chỉ được ra ngoài để lạm dụng hay tra tấn dã man. Cô gái đầu tiên Josefina Rivera không còn cách nào khác nên đành trở thành trợ thủ bất đắc dĩ cho kẻ cầm thú.
Hắn còn yêu cầu các cô gái đánh nhau và Josefina Rivera sẽ trừng phạt những ai chống đối. Nếu Josefina Rivera nghe lời, cô sẽ được cho ăn cái gì đó đồng thời có thể ngủ bên ngoài cái hố. Nhưng chỉ cần trong 1 khoảnh khắc không vâng lời cô sẽ ngay lập tức mất đi đặc quyền của mình.
Bằng những phương thức tra tấn dã man nhất, Gary Heidnik đánh đập, hãm hiếp, bỏ đói, thậm chí có người phụ nữ đã chết vì bị điện giật.
Nhưng cái chết khủng khiếp nhất trong tầng hầm khiến người ta ám ảnh đó là của một cô gái bị thiểu năng trí tuệ mà tên sát nhất bắt cóc sau Rivera - Lindsay. Nạn nhân bị lạm dụng như những người khác, bị bỏ đói nhiều ngày. Khi mang thức ăn đến và cởi dây trói, nạn nhân đã chết từ lâu. Tất cả những nạn nhân đều kinh hoàng nhưng không thể làm gì.
Tội ác chưa dừng lại ở đó, Lindsay bị kéo lên lầu, phân xác và thủ tiêu. Những người hàng xóm quanh đó đã báo với cảnh sát về mùi hôi thối những hắn khẳng định là do mình làm cháy thịt trên bếp.
Những nạn nhân được giải cứu
Josefina Rivera là trợ thủ của hắn ở tầng hầm nhưng cũng chính là “ân nhân cứu mạng” của những cô gái khác. Cô đã khéo léo lấy được lòng tin của hắn, và được phép ra thế giới bên ngoài để dụ những người phụ nữ khác vào trong tầng hầm.
|
Josefina Rivera trong cuộc phỏng vấn năm 1990. Nguồn ảnh: CNN. |
Vào ngày 24/3/1987, sau khi giúp Heidnik bắt cóc nạn nhân thứ bảy, tên sát nhân đồng ý để Josefina Rivera gặp gia đình vài phút. Lợi dụng cơ hội hiếm hoi này, cô đã chạy vào góc khuất, đến bốt điện thoại gần nhất để gọi 911. Thật may mắn, cảnh sát đã bắt được tên sát nhân ở trạm xăng khi hắn đang đợi Josefina Rivera và ập ngay vào ngôi nhà kinh hoàng đó.
Những người phụ nữ bất hạnh cuối cùng cũng được giải thoát. Dù đã được tự do, các nạn nhân vẫn phải chiến đấu với những chấn thương tâm lý từ tháng ngày bị giam cầm.
Hình phạt thích đáng cho tên sát nhân
Gary Heidnik cố gắng bằng mọi phương pháp và lý lẽ để chứng minh mình không có tội nhưng bất thành. Thậm chí, gia đình của hắn ta cũng đã nỗ lực giúp hắn tránh khỏi án tử hình vào năm 1997, nhưng tất cả đều vô nghĩa.
|
Gary Heidnik (râu dài) bị áp giải khỏi phòng giam ở Philadelphia sau khi bồi thẩm đoàn kết tội ngày 2/7/1988. Ảnh: AP |
Tháng 7/1998, hắn bị buộc tội và tuyên án tử hình. Ngày 6/7/1999, Gary Heidnik thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, khép lại vụ án là nỗi ám ảnh của nước Mỹ trong những năm đó đồng thời là người cuối cùng bị xử tử ở Pennsylvania.