Sáng 25/11, lực lượng Nga nổ súng và bắt giữ 3 tàu cùng 24 thủy thủ Ukraine được cho đang cố tình xâm phạm vùng biển của Nga ngoài khơi bán đảo Crimea trên Biển Đen. Ảnh: Reuters.Ba tàu của Hải quân Ukraine, bao gồm hai tàu pháo và một tàu cứu kéo, bị bắt giữ trước đó neo đậu tại một cảng biển ở Kerch, Crimea, ngày 26/11. Ảnh: Reuters.Máy bay Nga tuần tra trên cây cầu nối liền bán đảo Crimea với đất liền Nga sau khi ba tàu chiến Ukraine bị Moscow chặn lại trước khi vào biển Azov qua eo biển Kerch ngày 25/11. Ảnh: Reuters.Hình ảnh được ghi lại cho thấy, một tàu tuần tra biên giới Nga đang cố ngăn tàu cứu kéo của Hải quân Ukraine trên Biển Đen hôm 25/11. Ảnh: Reuters.Vụ đụng độ trên Biển Đen đã khiến mối quan hệ Nga-Ukraine ngày càng trở nên căng thẳng. Ngày 26/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã chính thức ký sắc lệnh ban hành thiết quân luật trên toàn quốc trong thời gian 60 ngày, có hiệu lực từ 15h ngày 26/11 đến 15h ngày 25/1/2019 (giờ địa phương). Ngay sau đó, Moscow đã bày tỏ lo ngại về quyết định ban bố thiết quân luật trên toàn quốc của Kiev. Ảnh: Reuters.Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tiến hành họp khẩn sau vụ việc theo đề nghị từ phía Nga và Ukraine. Ảnh: Những người biểu tình đốt lốp xe trước Lãnh sự quán Nga tại Ukraine sau vụ Nga bắt giữ tàu Hải quân Ukraine. Ảnh: Reuters.Phó Tổng thư ký phụ trách các vấn đề chính trị của Liên Hợp Quốc, bà Rosemary DiCarlo, đã kêu gọi cả Nga và Ukraine tránh các hành động khiến gia tăng đối đầu trên biển có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước. Ảnh: Reuters.Một thành viên của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) áp giải một thủy thủ Ukraine bị bắt giữ trước phiên tòa ở Simferopol, Crimea, ngày 27/11. Ảnh: Reuters.Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Nga thả ngay lập tức các thủy thủ và tàu chiến của Ukraine bị lực lượng Nga bắt giữ hôm 25/11, đồng thời kêu gọi sự bình tĩnh và kiềm chế trong vấn đề này. Ảnh: Reuters.Đến ngày 27/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cảnh báo về nguy cơ "chiến tranh quy mô toàn diện" với Nga trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh: Reuters.Theo Tổng thống Ukraine, số binh sĩ và khí tài của Nga tại khu vực biên giới giữa hai nước đang tăng một cách nhanh chóng. Quân đội Kiev cho rằng Nga đã tập hợp khoảng 500 máy bay quân sự chiến thuật và 340 trực thăng dọc biên giới Ukraine. Ảnh: Reuters.Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột quân sự thực sự khi hai bên không có dấu hiệu nhượng bộ lẫn nhau. Ảnh: Thủy thủ Ukraine Yuri Budzylo trao đổi với luật sư tại một tòa án ở Crimea ngày 27/11, sau khi bị lực lượng Nga bắt giữ. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Đối đầu căng thẳng tại căn cứ quân sự ở Crimea (Nguồn: VTC14)
Sáng 25/11, lực lượng Nga nổ súng và bắt giữ 3 tàu cùng 24 thủy thủ Ukraine được cho đang cố tình xâm phạm vùng biển của Nga ngoài khơi bán đảo Crimea trên Biển Đen. Ảnh: Reuters.
Ba tàu của Hải quân Ukraine, bao gồm hai tàu pháo và một tàu cứu kéo, bị bắt giữ trước đó neo đậu tại một cảng biển ở Kerch, Crimea, ngày 26/11. Ảnh: Reuters.
Máy bay Nga tuần tra trên cây cầu nối liền bán đảo Crimea với đất liền Nga sau khi ba tàu chiến Ukraine bị Moscow chặn lại trước khi vào biển Azov qua eo biển Kerch ngày 25/11. Ảnh: Reuters.
Hình ảnh được ghi lại cho thấy, một tàu tuần tra biên giới Nga đang cố ngăn tàu cứu kéo của Hải quân Ukraine trên Biển Đen hôm 25/11. Ảnh: Reuters.
Vụ đụng độ trên Biển Đen đã khiến mối quan hệ Nga-Ukraine ngày càng trở nên căng thẳng. Ngày 26/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã chính thức ký sắc lệnh ban hành thiết quân luật trên toàn quốc trong thời gian 60 ngày, có hiệu lực từ 15h ngày 26/11 đến 15h ngày 25/1/2019 (giờ địa phương). Ngay sau đó, Moscow đã bày tỏ lo ngại về quyết định ban bố thiết quân luật trên toàn quốc của Kiev. Ảnh: Reuters.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tiến hành họp khẩn sau vụ việc theo đề nghị từ phía Nga và Ukraine. Ảnh: Những người biểu tình đốt lốp xe trước Lãnh sự quán Nga tại Ukraine sau vụ Nga bắt giữ tàu Hải quân Ukraine. Ảnh: Reuters.
Phó Tổng thư ký phụ trách các vấn đề chính trị của Liên Hợp Quốc, bà Rosemary DiCarlo, đã kêu gọi cả Nga và Ukraine tránh các hành động khiến gia tăng đối đầu trên biển có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước. Ảnh: Reuters.
Một thành viên của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) áp giải một thủy thủ Ukraine bị bắt giữ trước phiên tòa ở Simferopol, Crimea, ngày 27/11. Ảnh: Reuters.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Nga thả ngay lập tức các thủy thủ và tàu chiến của Ukraine bị lực lượng Nga bắt giữ hôm 25/11, đồng thời kêu gọi sự bình tĩnh và kiềm chế trong vấn đề này. Ảnh: Reuters.
Đến ngày 27/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cảnh báo về nguy cơ "chiến tranh quy mô toàn diện" với Nga trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh: Reuters.
Theo Tổng thống Ukraine, số binh sĩ và khí tài của Nga tại khu vực biên giới giữa hai nước đang tăng một cách nhanh chóng. Quân đội Kiev cho rằng Nga đã tập hợp khoảng 500 máy bay quân sự chiến thuật và 340 trực thăng dọc biên giới Ukraine. Ảnh: Reuters.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột quân sự thực sự khi hai bên không có dấu hiệu nhượng bộ lẫn nhau. Ảnh: Thủy thủ Ukraine Yuri Budzylo trao đổi với luật sư tại một tòa án ở Crimea ngày 27/11, sau khi bị lực lượng Nga bắt giữ. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Đối đầu căng thẳng tại căn cứ quân sự ở Crimea (Nguồn: VTC14)