Tokyo, giống như các thành phố ven biển dễ bị tổn thương khác, đang phải đối mặt với các yếu tố như mực nước biển dâng và nguy cơ bão gia tăng.Tháp Sky Mile là một phần của dự án lớn "Kế tiếp Tokyo 2045"của công ty kiến trúc Kohn Pedersen Fox Associates (KPF) và công ty kỹ thuật Leslie E. Robertson Associates- tạo ra một thành phố sinh thái tại Vịnh Tokyo.Thành phố này không chỉ sử dụng công nghệ tiên tiến để đối phó mà còn để giảm nhẹ những vấn đề môi trường, cũng như giải quyết các thách thức mà người dân địa phương phải đối mặt là thiên tai và biến đổi khí hậu...Thang máy sẽ được lắp đặt để chạy dọc theo các khu dân cư cũng như trên toàn bộ phần nền của tòa nhà cao nhất thế giới này và đưa người dân lên cao, có thể được kết nối bởi hệ thống vận chuyển tốc độ cao Hyperloop.Các trang trại gió, các tấm pin mặt trời và các trang trại nuôi tảo trên các hòn đảo được quy hoạch để cung cấp điện cho thành phố này, đồng thời, thiết kế để tận dụng nhiệt thải từ một bộ phận của tòa nhà này sang tòa nhà khác nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng.Khoản ngân sách 1,2 tỷ USD chi cho giai đoạn cuối của dự án phát triển đã được giải ngân vào cuối 2016 và theo kế hoạch,Tháp Sky Mile sẽ xuất hiện vào năm 2045.Tháp Sky Mile cao 1.700 m, gồm 420 tầng sẽ được sử dụng làm nhà ở cho khoảng 55.000 người -là “thành phố trong thành phố” sinh thái với số dân 500.000 người, phát triển theo chiều cao mà không theo chiều rộng.Cấu trúc thiết kế hình lục giác của tòa nhà đã được chọn sau khi một loạt các thử nghiệm đã chứng minh tính chất khí động học của nó có khả năng chịu được áp lực gió tốt nhất.Trên mỗi 320 mét,tháp có sảnh trên không - nơi cư dân chia sẻ các tiện ích như trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn, phòng tập thể dục, thư viện và phòng khám sức khoẻ... Mặt tiền của tháp được thiết kế để thu nước từ khí quyển, xử lý và lưu trữ nước mà không phải bơm nước từ mặt đất lên các tầng trên cùng.Cấu trúc khổng lồ này cũng được bao quanh bởi các hòn đảo nhân tạo hình lục giác nhằm chống lại các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, mực nước biển dâng, bão và động đất, cũng như ảnh hưởng của sóng mạnh từ vịnh, nhưng cho phép tàu dễ dàng vào và ra bến cảng.
Tokyo, giống như các thành phố ven biển dễ bị tổn thương khác, đang phải đối mặt với các yếu tố như mực nước biển dâng và nguy cơ bão gia tăng.
Tháp Sky Mile là một phần của dự án lớn "Kế tiếp Tokyo 2045"của công ty kiến trúc Kohn Pedersen Fox Associates (KPF) và công ty kỹ thuật Leslie E. Robertson Associates- tạo ra một thành phố sinh thái tại Vịnh Tokyo.
Thành phố này không chỉ sử dụng công nghệ tiên tiến để đối phó mà còn để giảm nhẹ những vấn đề môi trường, cũng như giải quyết các thách thức mà người dân địa phương phải đối mặt là thiên tai và biến đổi khí hậu...
Thang máy sẽ được lắp đặt để chạy dọc theo các khu dân cư cũng như trên toàn bộ phần nền của tòa nhà cao nhất thế giới này và đưa người dân lên cao, có thể được kết nối bởi hệ thống vận chuyển tốc độ cao Hyperloop.
Các trang trại gió, các tấm pin mặt trời và các trang trại nuôi tảo trên các hòn đảo được quy hoạch để cung cấp điện cho thành phố này, đồng thời, thiết kế để tận dụng nhiệt thải từ một bộ phận của tòa nhà này sang tòa nhà khác nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng.
Khoản ngân sách 1,2 tỷ USD chi cho giai đoạn cuối của dự án phát triển đã được giải ngân vào cuối 2016 và theo kế hoạch,Tháp Sky Mile sẽ xuất hiện vào năm 2045.
Tháp Sky Mile cao 1.700 m, gồm 420 tầng sẽ được sử dụng làm nhà ở cho khoảng 55.000 người -là “thành phố trong thành phố” sinh thái với số dân 500.000 người, phát triển theo chiều cao mà không theo chiều rộng.
Cấu trúc thiết kế hình lục giác của tòa nhà đã được chọn sau khi một loạt các thử nghiệm đã chứng minh tính chất khí động học của nó có khả năng chịu được áp lực gió tốt nhất.
Trên mỗi 320 mét,tháp có sảnh trên không - nơi cư dân chia sẻ các tiện ích như trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn, phòng tập thể dục, thư viện và phòng khám sức khoẻ... Mặt tiền của tháp được thiết kế để thu nước từ khí quyển, xử lý và lưu trữ nước mà không phải bơm nước từ mặt đất lên các tầng trên cùng.
Cấu trúc khổng lồ này cũng được bao quanh bởi các hòn đảo nhân tạo hình lục giác nhằm chống lại các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, mực nước biển dâng, bão và động đất, cũng như ảnh hưởng của sóng mạnh từ vịnh, nhưng cho phép tàu dễ dàng vào và ra bến cảng.