Mông Cổ là một trong số ít những người dân hiện nay còn duy trì lối sống du mục. Theo Al Jazeera, những người dân du mục ở Mông Cổ đang cố gắng duy trì lối sống truyền thống trong bối cảnh số lượng gia súc tăng và tác động của biến đổi khí hậu khiến những thảo nguyên, đồng cỏ - nguồn thức ăn cho đàn gia súc - suy giảm. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)Mặc dù vậy, với sự phát triển của thế giới, cuộc sống của họ ngày nay cũng trở nên “hiện đại” hơn. Người dân du mục Mông Cổ sống trong những túp lều tròn gọi là “ger”. Họ sử dụng điện thoại di động, ti vi và những tấm pin mặt trời,…Biến đổi khí hậu cùng với cuộc sống hiện đại hóa đã khiến các thảo nguyên ở Mông Cổ bị suy giảm, khiến người chăn gia súc khó tìm kiếm thức ăn cho đàn gia súc của họ và duy trì lối sống cổ xưa.Trong khi đó, số lượng gia súc lại tăng lên. Hiện nay, mỗi gia đình du mục ở Mông Cổ thường có từ 200 đến 500 con gia súc.Erdenebat đã dùng đàn gia súc của mình để trả nợ. Ông đang làm việc cho một chủ đàn gia súc khác ở vùng Tsenkher Soum. “Tôi hy vọng được trả lương để tôi có thể nuôi một đàn gia súc của riêng mình”, Erdenebat chia sẻ.Một số người chăn gia súc ở Mông Cổ tìm kiếm nguồn thu nhập khác khi những kế sinh nhai truyền thống dần biến mất. Chẳng hạn như, Battur nhận chở khách du lịch tại Taikhar Rock, một địa danh nổi tiếng ở nước này.Nhiều người chăn gia súc không thể duy trì cuộc sống trên thảo nguyên và buộc phải chuyển tới thủ đô Ulaanbaatar. Bà Batgerel, 50 tuổi, là một trong số đó. Gia đình bà dựng 1 túp lều ở ngoại ô Ulaanbataar sinh sống sau khi mất đàn gia súc, nhưng họ sống thiếu thốn đủ đường và điều kiện vệ sinh không đảm bảo.Trong khi đó, một số gia đình du mục vẫn quyết tâm ở lại và “chiến đấu” để bảo tồn những đồng cỏ cho thế hệ con cháu họ.Gia đình Purevsuren vẫn bám trụ trên những thảo nguyên ở Mông Cổ.Mukh-Ider, 14 tuổi, cưỡi chú ngựa Khuren. Sau khi tan học, nhiều bé trai thường ra đồng cỏ để giúp gia đình cai quản đàn gia súc.Ông Datmonkh sử dụng xe máy đi chăn gia súc vì chân của ông bị đau nên không thể cưỡi ngựa. “Mặc dù vậy, xe máy không thể thay thế cho ngựa được”, ông Datmonkh nói. >>> Mời độc giả xem thêm video: Kỳ lạ bộ lạc không có đàn ông, phụ nữ sinh con theo cách lạ
Mông Cổ là một trong số ít những người dân hiện nay còn duy trì lối sống du mục. Theo Al Jazeera, những người dân du mục ở Mông Cổ đang cố gắng duy trì lối sống truyền thống trong bối cảnh số lượng gia súc tăng và tác động của biến đổi khí hậu khiến những thảo nguyên, đồng cỏ - nguồn thức ăn cho đàn gia súc - suy giảm. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Mặc dù vậy, với sự phát triển của thế giới, cuộc sống của họ ngày nay cũng trở nên “hiện đại” hơn. Người dân du mục Mông Cổ sống trong những túp lều tròn gọi là “ger”. Họ sử dụng điện thoại di động, ti vi và những tấm pin mặt trời,…
Biến đổi khí hậu cùng với cuộc sống hiện đại hóa đã khiến các thảo nguyên ở Mông Cổ bị suy giảm, khiến người chăn gia súc khó tìm kiếm thức ăn cho đàn gia súc của họ và duy trì lối sống cổ xưa.
Trong khi đó, số lượng gia súc lại tăng lên. Hiện nay, mỗi gia đình du mục ở Mông Cổ thường có từ 200 đến 500 con gia súc.
Erdenebat đã dùng đàn gia súc của mình để trả nợ. Ông đang làm việc cho một chủ đàn gia súc khác ở vùng Tsenkher Soum. “Tôi hy vọng được trả lương để tôi có thể nuôi một đàn gia súc của riêng mình”, Erdenebat chia sẻ.
Một số người chăn gia súc ở Mông Cổ tìm kiếm nguồn thu nhập khác khi những kế sinh nhai truyền thống dần biến mất. Chẳng hạn như, Battur nhận chở khách du lịch tại Taikhar Rock, một địa danh nổi tiếng ở nước này.
Nhiều người chăn gia súc không thể duy trì cuộc sống trên thảo nguyên và buộc phải chuyển tới thủ đô Ulaanbaatar. Bà Batgerel, 50 tuổi, là một trong số đó. Gia đình bà dựng 1 túp lều ở ngoại ô Ulaanbataar sinh sống sau khi mất đàn gia súc, nhưng họ sống thiếu thốn đủ đường và điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Trong khi đó, một số gia đình du mục vẫn quyết tâm ở lại và “chiến đấu” để bảo tồn những đồng cỏ cho thế hệ con cháu họ.
Gia đình Purevsuren vẫn bám trụ trên những thảo nguyên ở Mông Cổ.
Mukh-Ider, 14 tuổi, cưỡi chú ngựa Khuren. Sau khi tan học, nhiều bé trai thường ra đồng cỏ để giúp gia đình cai quản đàn gia súc.
Ông Datmonkh sử dụng xe máy đi chăn gia súc vì chân của ông bị đau nên không thể cưỡi ngựa. “Mặc dù vậy, xe máy không thể thay thế cho ngựa được”, ông Datmonkh nói.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Kỳ lạ bộ lạc không có đàn ông, phụ nữ sinh con theo cách lạ