Nếu một đại sứ quán Mỹ có nguy cơ bị tấn công, đội quân đặc biệt này sẽ có mặt để đảm bảo tính mạng con người cùng các thông tin, tài liệu mật.
|
Một nhóm thuộc lực lượng thủy quân lục chiến chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho 176 đại sứ quán Mỹ trên toàn thế giới. Nếu một cơ sở ngoại giao của Mỹ gặp rắc rối, đội quân này sẽ có mặt để đảm bảo tính mạng con người cùng các thông tin, tài liệu mật. |
|
Mỹ điều một đơn vị phản ứng nhanh tới lãnh sự quán nước này ở thủ đô Tripoli, Libya ngày 26/7/2014 do lo ngại các cuộc giao tranh tại đây. Trong trường hợp cơ sở ngoại giao có nguy cơ bị tấn công, nhóm thủy quân lục chiến thường nhận thông tin trước vài ngày. Đơn vị nhanh chóng triển khai lực lượng tới khu vực nguy hiểm. |
|
Việc chọn vị trí làm căn cứ đóng quân phụ thuộc vào giấy phép ngoại giao, trang thiết bị có sẵn và tình hình an ninh của nơi đó. Thông thường, lực lượng sẽ chọn nơi an toàn và có thể di chuyển tới lãnh sự quán càng nhanh càng tốt. |
|
Sau đó, họ liên lạc với lãnh sự quán Mỹ và bắt đầu bảo vệ. Với những cuộc tấn công quy mô lớn, lực lượng bảo vệ tại chỗ sẽ kìm chân đối phương trong thời gian nhất định để sơ tán mọi người, cất giữ hoặc tiêu hủy tài liệu mật. |
|
Lính thủy quân lục chiến thiết lập một vành đai phòng thủ để nhân viên và quan chức ngoại giao cấp cao di chuyển an toàn ra khỏi khu vực nguy hiểm. Mỗi người lính được trang bị một súng lục, súng ngắn và khẩu M4. |
|
Song song với lực lượng mặt đất, hải quân và không quân có thể tham gia hỗ trợ, đảm bảo cuộc di tản diễn ra suôn sẻ. |
|
Để dễ dàng nhận biết những người thuộc đối tượng cần sơ tán, lực lượng này sử dụng mã vạch để đánh dấu thay vì kiểm tra thẻ căn cước hoặc hộ chiếu. |
|
Hình ảnh trong cuộc sơ tán Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Juba, Nam Sudan ngày 3/1/2014. Người lính đưa các nhân viên ngoại giao tới nơi có phương tiện chờ sẵn để di chuyển. |
|
Một lính thủy quân đứng kiểm tra để đảm bảo không bỏ sót ai trước khi máy bay cất cánh. Khi hoàn thành nhiệm vụ, lực lượng này cũng rời khỏi khu vực nguy hiểm. |
Theo Zing