Những vụ "tháo chạy" đình đám khỏi Nhà Trắng dưới thời ông Trump

Google News

Chỉ trông khoảng thời gian hơn một năm cầm quyền ông chủ Nhà Trắng đã mất tới 7 cố vận thân cận nhất của mình, và trong tương lai con số này có thể sẽ nhiều hơn nữa khi các vụ bê bối mới dần được hé lộ.

Theo Guardian, dù sao bà Hope Hicks vẫn may mắn hơn những người đồng nghiệp bởi thời gian tại vị của bà “lên tới hẳn 200 ngày”- nhiều hơn gấp 20 lần so với người tiền nhiệm đen đủi Anthony Scaramucci.
Giám đốc Truyền thông Hope Hicks. Ảnh: Reuters 
Một phân tích từ Viện Brookings cho thấy, tỉ lệ nghỉ việc của các nhân viên Nhà Trắng dưới thời ông Trump đang ở mức kỷ lục, vượt gấp đôi so với thời của Tổng thống Ronald Reagan.
Để tiện so sánh, Viện Brookings viện dẫn thông tin, số Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng dưới thời ông Trump nghỉ việc chỉ trong hơn 1 năm qua (4 người) đã bằng với con số của Tổng thống George W.Bush trong suốt 2 nhiệm kỳ (8 năm).
Nhân dịp này, Guardian đã điểm lại những vụ ra đi đình đám khỏi số 1600 Đại lộ Pennsylvania:
Michael Flynn
Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Flynn. Ảnh: AP 
Dù thời gian nắm quyền của ông Flynn tại Nhà Trắng với tư cách là Cố vấn An ninh Quốc gia là khá ngắn ngủi (21 ngày) nhưng sự có mặt của ông được cho là vẫn “ám” Nhà Trắng cho đến thời điểm này.
Điều này là bởi, ông Flynn đã buộc phải từ chức theo một thỏa thuận riêng với Công tố Viên Đặc biệt Robert Mueller sau khi có thông tin tiết lộ rằng ông đã lừa dối Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence về “các cuộc liên lạc bất thường” của ông với Đại sứ Nga.
Ông Flynn cũng đã thừa nhận nói dối FBI và cam kết “hợp tác đầy đủ” với ông Muller trong cuộc điều tra của ông Muller về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ theo hướng có lợi cho ông Trump.
Sean Spicer
Thư ký Báo chí Sean Spicer. Ảnh: AP 
Ngay trong ngày đầu làm việc tại Nhà Trắng với tư cách Thư ký Báo chí, ông Sean Spicer đã không tiếc lời mắng mỏ các phóng viên Mỹ vì dám “đưa tin chính xác” về số người tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Trump.
Kể từ đó, sự nghiệp của ông Spicer “tụt dốc không phanh”. Ông Spicer được người dân Mỹ “đặc biệt” nhớ đến với những tuyên bố bất hủ như: “Trại tập trung của bọn Phát xít Đức không phải là trại tập trung Holocaust”. Hay khi ông mất hàng giờ liền giải thích về sự khác nhau giữa một bức tường và một hàng rào [ám chỉ vụ Tổng thống Mỹ dự định xây tường biên giới với Mexico-ND].
Quyết định từ chức được ông Spicer đưa ra sau khi ông bất đồng với Tổng thống Trump về việc thuê ông Anthony Scaramucci làm việc cho mình, qua đó, ông được cho là “đỡ phải giải thích” về những “vấn đề rắc rối” trong Nhà Trắng với các phóng viên báo chí.
Anthony Scaramucci
Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng Anthony Scaramucci. Ảnh: Getty Images 
Nhiệm kỳ chỉ vẻn vẹn 10 ngày với tư cách là Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng của ông Anthony Scaramucci sẽ luôn được nhớ đến với bê bối đáng quên khi ông gọi điện cho một phóng viên tờ New Yorker và tuôn ra một tràng những lời lẽ không hay về các nhân viên khác tại Nhà Trắng.
Những lời lẽ không hay này nhanh chóng lan tràn trên mạng và khiến cho Chính phủ Mỹ không còn cách nào khác là phải tìm kiếm một Giám đốc Truyền thông khác “ít nhất cũng hiểu được sự khác biệt trong việc chia sẻ thông tin với các phóng viên trong trường hợp cho phép hay không cho phép họ ghi âm”.
Steve Bannon
Chiến lược gia chính trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump Steve Bannon. Ảnh: AP 
Trước khi rời Nhà Trắng với tư cách chiến lược gia chính trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump, ông Steve Bannon từng tuyên bố “sẽ gây chiến với bất kỳ đối thủ nào của ông Trump”. Sau khi quay trở lại với tạp chí thiên hữu Breitbart News, ông Steve Bannon lại nhắc lại tuyên bố trên cùng câu nói: “Bàn tay tôi lại nắm chặt vũ khí”.
Tuy nhiên, dường như ông Bannon lại dùng chính vũ khí mà ông nói để tự “bắn vào chân mình” khi nhanh chóng xuất bản cuốn sách “Lửa và Giận dữ” do tác giả Michael Wolff chấp bút với rất nhiều lời lẽ không hay về những đồng nghiệp của của mình và cả Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Điều này khiến ông mất đi sự ủng hộ quý báu của không chỉ nhà sáng lập tờ Breitbart News Rebekah Mercer mà còn của chính Tổng thống Mỹ Donald Trump, người sau đó đã đặt biệt danh cho ông Bannon là “Steve trượt ngã”.
Reince Priebus
Chánh Văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus. Ảnh: Getty Images 
Thật khó để nhớ được có lúc nào ông Reince Priebus không bị báo chí đồn đoán là sắp bị sa thải trong suốt 7 tháng nắm giữ cương vị Chánh Văn phòng Nhà Trắng.
Vị Cựu Chủ tịch Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa được kỳ vọng sẽ kết nối được những người thân cận với ông Trump và các quan chức khác trong Nhà Trắng. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của ông Priebus chỉ toàn những tranh cãi, bất đồng, rỏ rỉ thông tin và hỗn loạn.
Trường hợp đặc biệt: Jared Kushner
Cố vấn cao cấp của ông Trump Kushner. Ảnh: Reuters 
Tuy chưa tuyên bố rời Nhà Trắng, nhưng cố vấn cao cấp của Tổng thống Trump, Kushner cũng đang gặp rắc rối.
Con rể và cũng là cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ Donald Trump từng được quyền tiếp cận những thông tin tối mật mà không nhiều trợ lý khác của ông Trump được hưởng.
Tuy nhiên, sự biệt đãi này đã chấm dứt vào ngày 27/2, khi ông Kushner không còn được quyền tiếp cận những thông tin quý báu đó. Điều này đồng nghĩa với việc ông Kushner sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực thi chức trách của mình.
Tệ hơn nữa, nhiều tờ báo đã đưa ra thông tin ông Kushner đang bị chính các nhân viên trong Nhà Trắng tìm cách cô lập và nếu ông không phải là con rể của ông Trump, có thể ông đã phải chịu chung số phận với 5 cái tên đình đám nói trên.
Trần Khánh/VOV.VN

>> xem thêm

Bình luận(0)