Những thành phố có thể 'chìm trong biển nước' vào năm 2030

Google News

Với mực nước biển đang dâng cao ở mức đáng báo động trên thế giới thì một số đô thị lớn dưới đây sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong một vài năm tới.

Mới đây, tạp chí Time Out danh tiếng đã tổng kết các báo cáo của dự án Climate Central nhằm đánh gia mức độ ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao tới các thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới.
Theo đó, rất nhiều hệ lụy và thay đổi sẽ diễn ra từ nay cho tới năm 2030 nếu như không có những nỗ lực và hành động để ngăn chặn kịp thời sự nóng lên toàn cầu thì những thành phố trong danh sách dưới đây có thể chìm trong biển nước.
01. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM
Nhung thanh pho co the 'chim trong bien nuoc' vao nam 2030
Mực nước dâng ở khu vực Thủ Thiêm là rất đáng báo động. Nguồn: Climate Central 
Theo bản đồ đánh giá của Climate Central, các quận phía Đông, đặc biệt vùng đầm lầy bị bồi đắp nhiều như ở Thủ Thiêm là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra những vùng lân cận thuộc Đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ không tránh khỏi những tác động nghiêm trọng.
Nhung thanh pho co the 'chim trong bien nuoc' vao nam 2030-Hinh-2
Thành phố sẽ chịu những tác động nghiêm trọng nếu mực nước tiếp tục dâng cao. Nguồn: CNA 
Nếu Hà Nội được biết đến là thủ đô ngàn năm văn hiến với vẻ đẹp yên bình, trầm mạc cùng nhịp sống chậm rãi thì Sài Gòn lại là thành phố của những chuyển động, sự sôi nổi, sầm uất bậc nhất cả nước nhưng lại đan xen một chút cổ kính thu hút nhiều du khách quốc tế. Vậy nhưng tất cả những điều này có thể sẽ bị phá hủy vào năm 2030 nếu như mực nước biển tiếp tục dâng cao như hiện tại.
02. AMSTERDAM, HÀ LAN
Nhung thanh pho co the 'chim trong bien nuoc' vao nam 2030-Hinh-3
Vùng nước dâng cao vây quanh thủ đô của Hà Lan. Nguồn: Climate Central 
Thủ đô của Hà Lan và thành phố Rotterdam cũng nằm trong vùng nguy hiểm dù chính phủ nước này nổi tiếng với những biện pháp chống lũ lụt hiệu quả. Nhưng khi nhìn vào những dự báo mực nước biển hiện nay thì hệ thống đê đập, rào chắn của một trong những điểm đến đẹp nhất Châu Âu này vẫn cần được củng cố nhiều hơn nữa trong một vài năm tới.
03. BASRA, IRAQ
Nhung thanh pho co the 'chim trong bien nuoc' vao nam 2030-Hinh-4
Vùng đầm lầy rộng lớn ở Basra, Iraq. Nguồn: Fabric 
Khu đầm lầy ở thành phố cảng Basra theo truyền thuyết chính là nơi diễn ra trận đại hồng thủy lớn nhất thế giới và là nguồn cảm hứng cho hình ảnh Vườn Địa Đàng trong kinh Thánh. Basra nổi tiếng với du khách trên toàn thế giới nhờ hình thành từ hai con sông lớn nhất khu vực là Tigris và Euphrates uốn khúc tạo nên trước khi đổ ra vịnh Ba Tư. Đây cũng chính là hai con sông đã tạo nên nền văn minh Lưỡng Hà.
Nhung thanh pho co the 'chim trong bien nuoc' vao nam 2030-Hinh-5
Mực nước dâng cao ở Basra. Nguồn: Climate Central 
Tuy nhiên, với mức độ nóng lên toàn cầu cùng tình trạng lũ lụt gia tăng hàng năm, điểm đến lịch sử ở Iraq này sẽ phải đối mặt với những mối đe dọa thật sự.
04. NEW ORLEANS, MỸ
Nhung thanh pho co the 'chim trong bien nuoc' vao nam 2030-Hinh-6
Hệ thống đê điều dày đặc ở New Orleans. Nguồn: Climate Central 
Những đường viền xám dày đặc trên bản đồ chính là hệ thống đê điều bảo vệ thành phố New Orleans khỏi mực nước đang ngày càng dâng cao của Hồ Maurepas ở phía Bắc và từ Hồ Salvador và Hồ Little ở phía Nam. Hai khu Bảo tồn Động vật hoang dã là Biloxi và Jean Lafitte cũng có thể bị nhấn chìm hoàn toàn trong chưa đầy một thập kỷ tới.
05. VENICE, Ý
Nhung thanh pho co the 'chim trong bien nuoc' vao nam 2030-Hinh-7
Du khách bì bõm trong nước ở Venice. Nguồn: Forbes 
Vùng đầm phá nổi tiếng thế giới đang phải đối mặt với một mối đe dọa kép: mực nước biển dâng cao và bản thân thành phố này đang tự chìm xuống mỗi năm 2mm. Venice trong những năm gần đây cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ lũ lụt, biến đổi khí hậu và quá tải khách du lịch. Giống như New Orleans, Venice cũng đã có sẵn một hệ thống đê điều phòng lũ lụt nhưng khi tình hình xấu đi, mọi chuyện có thể sẽ khác.
06. BANGKOK, THÁI LAN
Nhung thanh pho co the 'chim trong bien nuoc' vao nam 2030-Hinh-8
 Các khu vực nước biển dâng cao ở Bangkok. Nguồn: Climate Central
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy Bangkok có thể là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự nóng lên toàn cầu trong ngắn hạn. Thủ đô của Thái Lan chỉ cao 1.5 mét so với mực nước biển và giống như Venice, bản thân Bangkok cũng đang tự chìm xuống 2-3 cm mỗi năm.
Nhung thanh pho co the 'chim trong bien nuoc' vao nam 2030-Hinh-9
Nhiều khu vực ngay cả sân bay cũng sẽ ngập trong nước. Nguồn: SCMP 
Mặt khác, Bangkok cũng được xây dựng trên nền đất sét rất dày đặc, khiến tình trạng ngập lụt diễn biến càng nghiêm trọng. Đến năm 2030, hầu hết các khu vực ven biển Tha Kham và Samut Prakan có thể ngập trong biển nước hay thậm chí là cả sân bay quốc tế Suvarnabhumi.
Theo Đỗ An/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)