Chết vì nuốt lưỡi dao cạo
Vivian Hensley vốn là một nha sĩ ở Brisbane, Australia, thích biểu diễn những trò ảo thuật nhỏ cho cậu con trai. Ông nào ngờ trò chơi vô hại này cuối cùng đã cướp đi sinh mạng của chính mình.
Là một nhà ảo thuật nghiệp dư, Hensley thường "phù phép" với những lá bài và quả bóng, nhưng rồi ông muốn làm gì đó khiến con trai phấn khích hơn. Vì thế Hensley nghĩ ra trò mới có tên "nuốt lưỡi dao cạo". Ông dùng bàn tay khéo léo làm ra vẻ chiếc lưỡi dao được đưa vào trong miệng trong lúc ông ngửa đầu về phía sau, trong khi thực tế thì lưỡi dao đã trượt xuống ống tay áo của ông. Vào ngày 6/7/1938, Hensley biểu diễn màn ảo thuật này lần cuối trong đời khi ông vô tình để rơi tọt lưỡi dao xuống cổ họng. Dù được đưa đi cấp cứu, Hensley qua đời 4 ngày sau đó.
Balabrega và những con bướm đêm bốc cháy
John Miller, nghệ danh Balabrega, là một ảo thuật gia nổi tiếng người Thuỵ Điển, bị mê hoặc bởi một tiết mục biểu diễn công phu và đặc biệt nguy hiểm có tên “Bướm đêm bốc cháy”. Theo đúng kịch bản, màn trình diễn sẽ được Balabrega thực hiện cùng với 6 nữ trợ lý. Họ hóa trang giống những con bướm, rồi tự châm lửa và biến thành cánh bướm bập bùng tuyệt đẹp trước khi được Balabrega “hô biến”.
Trong buổi biểu diễn tại Brazil vào năm 1900, do nhà hát chưa kịp chuẩn bị một lượng lớn xăng để phục vụ tiết mục, Balabrega đã mang theo những túi chứa acetylene - một hợp chất hữu cơ rất dễ bắt lửa, để thay thế. Khi show diễn vừa bắt đầu, một túi đựng acetylene đã phát nổ, lập tức giết chết ảo thuật gia và trợ lý của ông.
Cái chết trong chiếc áo trói
Ảo thuật gia Charles Rowan, biệt danh Karr Bí ẩn, nổi tiếng vì kỹ năng thoát nhanh khỏi những lớp áo bó, trói chặt tay. Vào năm 1930, Rowan quyết định gây kịch tính hơn khi để chiếc xe ô tô tăng tốc về phía mình trong lúc đang thoát khỏi chiếc áo. Thật không may, Karr vẫn đang xoay sở thực hiện trò ảo thuật của mình và bị chiếc xe đâm phải khiến anh tử vong gần như ngay tức khắc.
Biểu diễn giả - trúng đạn thật
Là một ảo thuật gia, điều vô cùng quan trọng là phải tìm được một trợ lý "có tâm".
Ảo thuật gia mang biệt danh “Phù thủy đen” đã qua đời vài ngày sau màn ảo thuật đầy “âm mưu” vào năm 1922. Để thực hiện tiết mục này, ông phải chắc chắn rằng viên đạn không phải là thật, và phải tin tưởng vào người trợ lý sẽ cầm khẩu súng bắn vào mình. “Phù thủy đen” chọn vợ để thực hiện mánh khóe và cô này đã thay viên đạn giả bằng đạn thật, bắn chết chồng ngay trên sân khấu ở Deadwood, Nam Dakota (Mỹ) trước sự kinh hoàng của khán giả.
Chết đuối trong bình sữa
Một trong những màn trình diễn kinh điển của làng ảo thuật thế giới là tiết mục thoát ra khỏi bình nước. Trong tiết mục, các ảo thuật gia sẽ bị nhốt trong một chiếc bình được khóa nắp, chứa đầy nước hoặc sữa. Họ chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để thoát ra.
Mấu chốt của tiết mục nằm ở chỗ phần cổ bình có thể tháo rời được, vì vậy các ổ khóa trên miệng bình sẽ có đôi chút khác biệt so với ổ khóa thường. Tuy nhiên, trong lần biểu diễn vào năm 1930, ảo thuật gia Royden Genesta không biết rằng lẫy của khóa đã bị gãy trong quá trình vận chuyển, khiến cổ bình bị cố định, không thể tháo rời. Nhà ảo thuật đã lặn ngụp không thể thoát ra và cuối cùng đã chết ngạt dù được cấp cứu.
Rủi ro đến từ… khán giả
Khán giả khi xem những màn ảo thuật thừa hiểu rằng đó là những tiết mục giải trí được dàn dựng, ngoại trừ Henry Howard. Và có lẽ George Lalonde là nhà ảo thuật đen đủi nhất khi trình diễn trước mặt một thanh niên quá “nghiêm túc” như vậy. Năm 1993, tại Montréal, Canada, Henry Howard đã lao lên sân khấu, rút lấy một thanh gươm và đâm thẳng vào cổ Lalonde khi ông đang trình diễn tiết mục “cưa người”. Nhà ảo thuật may mắn sống sót, còn Henry thì giải thích với cảnh sát là anh đã không thể chịu được khi thấy cảnh một người phụ nữ yếu đuối bị xẻ làm đôi.
Chôn vùi cùng xi măng
Năm 1990, để tăng tính giật gân cho khán giả, nhà ảo thuật người Mỹ Joe Burrus đã chuẩn bị một màn trình diễn đặc biệt vào đêm Halloween tại California.
Theo kế hoạch, Joe sẽ bị trói trong một chiếc quan tài bằng kính, rồi bị vùi lấp bởi 9 tấn bùn đất và xi măng. Tuy nhiên màn trình diễn đã không như mong đợi. Sau khi quan tài được hạ xuống lòng đất, trợ lí của Burrus lái xe tải đổ bùn đất và xi măng lên. Nhưng áp lực từ 9 tấn xi măng đã làm vỡ quan tài, khiến Burrus tử vong vì ngạt thở.
Người bắt đạn
Ảo thuật gia người Mỹ Williams Ellsworth Robinson đã biểu diễn ảo thuật từ khi mới 14 tuổi. Vào khoảng năm 40 tuổi, năm 1901 ông sang châu Âu biểu diễn, lấy nghệ danh là Chung Ling Soo, nuôi tóc dài, ăn vận quần áo Trung Hoa và đóng vai một người gốc Hoa không biết nói tiếng Anh. Cả trên sân khấu lẫn ngoài đời Chung đều không nói tiếng Anh ngoại trừ một lần duy nhất.
Trong tiết mục của mình, hai trợ lý sẽ cầm súng nhắm thẳng vào Chung Ling Soo và nhả đạn. Tất nhiên, đó là những viên đạn giả và Robinson sẽ thể hiện trò bắt đạn. Nhưng lần này, một trong những khẩu súng đã được thay thế bởi đạn thật. Sau tiếng súng nổ, khán giả nghe thấy chung kêu lên bằng một thứ tiếng Anh hoàn hảo" "Tôi bị bắn rồi!"
Occasionally, Robinson would perform a trick where two rifles were aimed at him and fired. The barrels were supposed to be rigged to not fire real bullets, but his last performance was an anomaly, and the rifles discharged actual ammunition. Only then did audiences understand the extent of his ruse: In perfect English, he shouted, “I’ve been shot!”
Những thanh gươm xuyên người
Công chúa Tenko là nghệ danh của một nữ nghệ sĩ nổi tiếng người Nhật Bản. Cô nổi tiếng chủ yếu vì những bộ trang phục kỳ quặc khi biểu diễn. Màn trình diễn chủ đạo của Tenko là với những thanh gươm. Cô chui vào một chiếc hộp, sau đó sẽ phải tìm cách thoát ra khi người trợ giúp cắm 10 thanh gươm xuyên qua đó.
Tuy nhiên, tiết mục đã thất bại trong một show diễn năm 2007, tại thành phố Sabae, Nhật Bản. Cô đã không thể thoát ra kịp và bị những thanh gươm sắc nhọn đâm gãy vài chiếc xương sườn.