Sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào xảy vào khoảng 20h tối 23/7 khi con đập Xepian-Xe Nam Noy bị đổ sập, mang theo 5 tỷ m3 nước tràn xuống vùng hạ lưu. Ảnh: The Sun.
Được biết, một ngày trước khi con đập bị vỡ, hôm 22/7, Công ty Hàn Quốc tham gia dự án phức hợp đập thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy này đã phát hiện vết nứt trên đập phụ. Ảnh: PNPC.
Đến ngày 23/7, Ban quản lý quyết định xả bớt nước từ một trong các đập chính để hạ mực nước trên các đập phụ cũng như yêu cầu người dân khu vực hạ lưu sơ tán. Tuy nhiên, tình hình không được khắc phục và đến 18h chiều cùng ngày, ban quản lý phát hiện thêm nhiều vết nứt khác trên con đập. Ảnh: PNPC.
Theo hãng thông tấn Reuters, đến sáng ngày 24/7, 7 trong số 12 ngôi làng thuộc huyện Sanamxay nằm ở vùng hạ lưu đã bị ngập hoàn toàn và nhiều ngôi nhà bị nước lũ cuốn trôi. Trong đó, Hinlad và Mai là hai ngôi làng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ảnh: Express.
Hàng chục người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác vẫn mất tích sau sự cố vỡ đập. Ngoài ra, hơn 1.300 gia đình và khoảng 6.600 người mất nhà cửa. Ảnh: Express.
Theo thống kê mới nhất của giới chức địa phương, có 18 thi thể đã được tìm thấy trong khi số người mất tích được xác định ở thời điểm hiện tại là 200 người. Ảnh: Express.
Hãng thông tấn Lào dẫn thông báo của Văn phòng Thủ tướng Lào ngày 24/7 cho biết, Chính phủ nước này đã thông báo huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, trở thành khu vực thiên tai thảm họa do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp từ sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Nam Noy. Ảnh: Express.
Hiện, công tác tìm kiếm cứu nạn sau vụ vỡ đập thủy điện đang diễn ra khẩn trương, tuy nhiên công tác cứu hộ gặp nhiều trở ngại do đường sá đi lại rất khó khăn. Ảnh: Express.
Những người dân bị ảnh hưởng được cung cấp đồ ăn, thức uống, quần áo, thuốc men cũng như chỗ ở tạm thời. Ảnh: Express.
Liên quan đến vụ vỡ đập nhà máy thủy điện Xe Pien-Xe Nam Noy, hiện chưa có thông tin về người Việt tại Lào bị thương vong. Ảnh: Express.
Ngay sau khi có thông tin đập thủy điện ở tỉnh Attapeu bị vỡ, ngày 24/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có điện thăm hỏi gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Ảnh: Express.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Thongloun Sisoulith và khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào anh em khắc phục hậu quả. Ảnh: The Independent.Ban cứu hộ Trung ương Lào đang phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh cùng Sư đoàn 5 quân đội Lào tiếp tục triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn. Ảnh: Express.Mời độc giả xem video về sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào (Nguồn: Daily Mail)
Sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào xảy vào khoảng 20h tối 23/7 khi con đập Xepian-Xe Nam Noy bị đổ sập, mang theo 5 tỷ m3 nước tràn xuống vùng hạ lưu. Ảnh: The Sun.
Được biết, một ngày trước khi con đập bị vỡ, hôm 22/7, Công ty Hàn Quốc tham gia dự án phức hợp đập thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy này đã phát hiện vết nứt trên đập phụ. Ảnh: PNPC.
Đến ngày 23/7, Ban quản lý quyết định xả bớt nước từ một trong các đập chính để hạ mực nước trên các đập phụ cũng như yêu cầu người dân khu vực hạ lưu sơ tán. Tuy nhiên, tình hình không được khắc phục và đến 18h chiều cùng ngày, ban quản lý phát hiện thêm nhiều vết nứt khác trên con đập. Ảnh: PNPC.
Theo hãng thông tấn Reuters, đến sáng ngày 24/7, 7 trong số 12 ngôi làng thuộc huyện Sanamxay nằm ở vùng hạ lưu đã bị ngập hoàn toàn và nhiều ngôi nhà bị nước lũ cuốn trôi. Trong đó, Hinlad và Mai là hai ngôi làng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ảnh: Express.
Hàng chục người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác vẫn mất tích sau sự cố vỡ đập. Ngoài ra, hơn 1.300 gia đình và khoảng 6.600 người mất nhà cửa. Ảnh: Express.
Theo thống kê mới nhất của giới chức địa phương, có 18 thi thể đã được tìm thấy trong khi số người mất tích được xác định ở thời điểm hiện tại là 200 người. Ảnh: Express.
Hãng thông tấn Lào dẫn thông báo của Văn phòng Thủ tướng Lào ngày 24/7 cho biết, Chính phủ nước này đã thông báo huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, trở thành khu vực thiên tai thảm họa do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp từ sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Nam Noy. Ảnh: Express.
Hiện, công tác tìm kiếm cứu nạn sau vụ vỡ đập thủy điện đang diễn ra khẩn trương, tuy nhiên công tác cứu hộ gặp nhiều trở ngại do đường sá đi lại rất khó khăn. Ảnh: Express.
Những người dân bị ảnh hưởng được cung cấp đồ ăn, thức uống, quần áo, thuốc men cũng như chỗ ở tạm thời. Ảnh: Express.
Liên quan đến vụ vỡ đập nhà máy thủy điện Xe Pien-Xe Nam Noy, hiện chưa có thông tin về người Việt tại Lào bị thương vong. Ảnh: Express.
Ngay sau khi có thông tin đập thủy điện ở tỉnh Attapeu bị vỡ, ngày 24/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có điện thăm hỏi gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Ảnh: Express.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Thongloun Sisoulith và khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào anh em khắc phục hậu quả. Ảnh: The Independent.
Ban cứu hộ Trung ương Lào đang phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh cùng Sư đoàn 5 quân đội Lào tiếp tục triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn. Ảnh: Express.
Mời độc giả xem video về sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào (Nguồn: Daily Mail)