Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên được trao giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 1906 vì nỗ lực kết thúc chiến tranh Nga-Nhật. Ông chính là người đã thực hiện các cuộc đàm phán, dẫn đến kết thúc của cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905). Ảnh: Mashable.
Được biết, ông Roosevelt trở thành Tổng thống vào năm 1901 ở tuổi 42 và là vị Tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Ông Theodore Roosevelt là Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ, giữ cương vị này trong khoảng thời gian từ năm 1901 đến 1909. Trước khi trở thành tổng thống, ông từng giữ chức Thống đốc tiểu bang New York. Ông còn là nhà sử học, tự nhiên học, nhà phát minh và nhà thám hiểm,...Ảnh: Youtube.
Năm 1919, Tổng thống Mỹ Thomas Woodrow Wilson được trao giải Nobel Hòa bình vì ông là người sáng lập Hội Quốc Liên, tiền thân của tổ chức Liên Hợp Quốc hiện tại. Ảnh: Famous Biographies.
Cựu Tổng thống Wilson là Tổng thống thứ 28 của nước Mỹ và giữ cương vị này trong khoảng thời gian từ ngày 4/3/1913 – 4/3/1921. Ảnh: PBS.
Năm 2009, Ủy ban giải Nobel quyết định trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama để vinh danh sự đóng góp của ông trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới. Ảnh: BBC.
Cựu Tổng thống Obama là Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ, giữ cương vị này từ năm 2009 đến 2017. Ông là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào chức vụ này. Ảnh: The Blaze.
Được biết, cựu Tổng thống Obama từng tốt nghiệp Viện Đại học Columbia và Trường Luật Viện Đại học Harvard, nơi ông từng là chủ tịch Harvard Law Review. Ảnh: Mediaite.com.
Ngoài ra, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, tại nhiệm trong khoảng thời gian 1977-1981, đã được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2002. Ảnh: CNN.
Theo đó, Hội đồng giải Nobel Hòa bình Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 2002 cho cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vì những cố gắng không mệt mỏi của ông nhằm tìm kiếm nhiều giải pháp cho các cuộc xung đột trên thế giới, tăng cường dân chủ, nhân quyền và sự phát triển kinh tế-xã hội. Ảnh: Wikipedia.Mời độc giả xem thêm video: Lễ trao giải Nobel Hòa bình 2017 (Nguồn: TTXVN)
Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên được trao giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 1906 vì nỗ lực kết thúc chiến tranh Nga-Nhật. Ông chính là người đã thực hiện các cuộc đàm phán, dẫn đến kết thúc của cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905). Ảnh: Mashable.
Được biết, ông Roosevelt trở thành Tổng thống vào năm 1901 ở tuổi 42 và là vị Tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Ông Theodore Roosevelt là Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ, giữ cương vị này trong khoảng thời gian từ năm 1901 đến 1909. Trước khi trở thành tổng thống, ông từng giữ chức Thống đốc tiểu bang New York. Ông còn là nhà sử học, tự nhiên học, nhà phát minh và nhà thám hiểm,...Ảnh: Youtube.
Năm 1919, Tổng thống Mỹ Thomas Woodrow Wilson được trao giải Nobel Hòa bình vì ông là người sáng lập Hội Quốc Liên, tiền thân của tổ chức Liên Hợp Quốc hiện tại. Ảnh: Famous Biographies.
Cựu Tổng thống Wilson là Tổng thống thứ 28 của nước Mỹ và giữ cương vị này trong khoảng thời gian từ ngày 4/3/1913 – 4/3/1921. Ảnh: PBS.
Năm 2009, Ủy ban giải Nobel quyết định trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama để vinh danh sự đóng góp của ông trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới. Ảnh: BBC.
Cựu Tổng thống Obama là Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ, giữ cương vị này từ năm 2009 đến 2017. Ông là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào chức vụ này. Ảnh: The Blaze.
Được biết, cựu Tổng thống Obama từng tốt nghiệp Viện Đại học Columbia và Trường Luật Viện Đại học Harvard, nơi ông từng là chủ tịch Harvard Law Review. Ảnh: Mediaite.com.
Ngoài ra, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, tại nhiệm trong khoảng thời gian 1977-1981, đã được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2002. Ảnh: CNN.
Theo đó, Hội đồng giải Nobel Hòa bình Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 2002 cho cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vì những cố gắng không mệt mỏi của ông nhằm tìm kiếm nhiều giải pháp cho các cuộc xung đột trên thế giới, tăng cường dân chủ, nhân quyền và sự phát triển kinh tế-xã hội. Ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem thêm video: Lễ trao giải Nobel Hòa bình 2017 (Nguồn: TTXVN)