Trong khoảng thời gian Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 cùng các tàu hộ tống đến Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây căng thẳng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở phía Nam Biển Đông, nhiều quan chức cấp cao Mỹ đã lên tiếng chỉ trích hành động vi phạm luật pháp quốc tế này của Bắc Kinh. Ảnh: TTXVN.
Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc trước thông tin Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu và khí đốt của Việt Nam ở Biển Đông, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh đe dọa an ninh năng lượng trong khu vực. Ảnh: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus. Ảnh: Heavy.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, những hành động này đang can thiệp vào việc thăm dò và sản xuất dầu mỏ cũng như khí đốt mà các nước đã tiến hành từ lâu, đặc biệt là của Việt Nam. Ảnh: Heavy.
Trong một thông cáo báo chí hôm 20/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nêu rõ việc Trung Quốc tiến hành cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông, cùng với các hành động khác nhằm khẳng định những đòi hỏi bất hợp pháp của Bắc Kinh ở vùng biển này, bao gồm cả việc sử dụng quân sự trên biển để hăm dọa, cưỡng ép, và đe dọa các quốc gia khác, là hành động làm xói mòn hòa bình và an ninh trong khu vực. Ảnh: AP.
Ngày 26/7, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel phát đi tuyên bố, chỉ trích các hành động hung hăng của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông là ví dụ đáng lo ngại về cái gọi là một quốc gia phớt lờ công khai luật pháp quốc tế. Ảnh: Getty.
Đồng thời, Chủ tịch Eliot Engel ra tuyên bố kêu gọi Trung Quốc rút tàu và chấm dứt hành vi bắt nạt, vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Ảnh: AP.
"Các hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai phớt lờ luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), các hành động của Trung Quốc là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của họ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Ngoài ra, các hành vi của Trung Quốc còn đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực", trích tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel ngày 26/7. Ảnh: GT.
Ngày 1/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đề cập tới vấn đề Biển Đông khi ông dự cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AP.
Theo hãng thông tấn Reuters, Ngoại trưởng Pompeo đã hối thúc các đồng minh của Mỹ trong khu vực lên tiếng phản đối hành vi "cưỡng ép" của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: AP.
Trong cuộc họp báo tại Sydney ngày 4/8, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố Mỹ sẽ không đứng yên khi Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Ảnh: DN.
"Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là bất ổn, gây hấn và Mỹ sẽ không đứng yên khi một nước khác cố gắng định hình lại khu vực theo chiều hướng có lợi cho họ trên cái giá của những người khác", Sputnik dẫn lời ông Mark Esper hôm 4/8. Ảnh: PBS. Mời độc giả xem thêm video: Tàu Trung Quốc Hải Dương 8 xâm phạm thềm lục địa Việt Nam (Nguồn: VTC1)
Trong khoảng thời gian Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 cùng các tàu hộ tống đến Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây căng thẳng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở phía Nam Biển Đông, nhiều quan chức cấp cao Mỹ đã lên tiếng chỉ trích hành động vi phạm luật pháp quốc tế này của Bắc Kinh. Ảnh: TTXVN.
Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc trước thông tin Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu và khí đốt của Việt Nam ở Biển Đông, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh đe dọa an ninh năng lượng trong khu vực. Ảnh: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus. Ảnh: Heavy.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, những hành động này đang can thiệp vào việc thăm dò và sản xuất dầu mỏ cũng như khí đốt mà các nước đã tiến hành từ lâu, đặc biệt là của Việt Nam. Ảnh: Heavy.
Trong một thông cáo báo chí hôm 20/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nêu rõ việc Trung Quốc tiến hành cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông, cùng với các hành động khác nhằm khẳng định những đòi hỏi bất hợp pháp của Bắc Kinh ở vùng biển này, bao gồm cả việc sử dụng quân sự trên biển để hăm dọa, cưỡng ép, và đe dọa các quốc gia khác, là hành động làm xói mòn hòa bình và an ninh trong khu vực. Ảnh: AP.
Ngày 26/7, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel phát đi tuyên bố, chỉ trích các hành động hung hăng của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông là ví dụ đáng lo ngại về cái gọi là một quốc gia phớt lờ công khai luật pháp quốc tế. Ảnh: Getty.
Đồng thời, Chủ tịch Eliot Engel ra tuyên bố kêu gọi Trung Quốc rút tàu và chấm dứt hành vi bắt nạt, vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Ảnh: AP.
"Các hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai phớt lờ luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), các hành động của Trung Quốc là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của họ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Ngoài ra, các hành vi của Trung Quốc còn đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực", trích tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel ngày 26/7. Ảnh: GT.
Ngày 1/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đề cập tới vấn đề Biển Đông khi ông dự cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AP.
Theo hãng thông tấn Reuters, Ngoại trưởng Pompeo đã hối thúc các đồng minh của Mỹ trong khu vực lên tiếng phản đối hành vi "cưỡng ép" của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: AP.
Trong cuộc họp báo tại Sydney ngày 4/8, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố Mỹ sẽ không đứng yên khi Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Ảnh: DN.
"Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là bất ổn, gây hấn và Mỹ sẽ không đứng yên khi một nước khác cố gắng định hình lại khu vực theo chiều hướng có lợi cho họ trên cái giá của những người khác", Sputnik dẫn lời ông Mark Esper hôm 4/8. Ảnh: PBS.
Mời độc giả xem thêm video: Tàu Trung Quốc Hải Dương 8 xâm phạm thềm lục địa Việt Nam (Nguồn: VTC1)