Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi với phóng viên hãng thông tấn AP, các chuyên gia nhận định, Bình Nhưỡng sẽ cần công nghệ nước ngoài để nâng cấp kho vũ khí, qua đó gây mối đe dọa trực tiếp hơn nữa tới Mỹ.
Đó là thông tin mới nhất được rút ra trong chương trình nghiên cứu, ở đó tập trung điều tra về năng lực vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trước năm 2020.
|
Tên lửa Triều Tiên xuất hiện trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng. (Ảnh minh họa)
|
Không giống với Iran – nước đang là trung tâm của ngoại giao quốc tế về vấn đề hạt nhân – Triều Tiên lại tiến hành các
vụ phóng thử tên lửa.
Các quan chức quân sự Mỹ bày tỏ mối quan ngại ngày càng tăng cao về tiềm lực hạt nhân của Triều Tiên. Đô đốc Hải quân Mỹ William Gortney, đứng đầu Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) nói với các phóng viên rằng, họ đánh giá Triều Tiên có khả năng thu nhỏ đầu đạn để đặt vào trong tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Tên lửa tầm dài xuất hiện trong các buổi duyệt binh của Triều Tiên mà các quan chức Mỹ quan ngại nhất chính là KN-08. Nó có thể được phóng ra từ bệ phóng di động và khó theo dõi qua vệ tinh.
Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu được công bố ngày 7/4 chỉ ra rằng, tên lửa Triều Tiên hiện là mối đe dọa đối với các nước láng giềng ở châu Á.
Còn kĩ sư hàng không vũ trụ John Schilling và chuyên viên nghiên cứu Henry Kan cho rằng, kho vũ khí của Triều Tiên đang chứa khoảng 1.000 quả tên lửa được sản xuất theo công nghệ từ thời Liên Xô. Những tên lửa này hầu hết đều có thể phóng tới các mục tiêu nằm trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản.