Ngày 15/8, lực lượng Taliban đã tràn vào thủ đô Kabul, nắm quyền kiểm soát và dự định tuyên bố thành lập "Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (Islamic Emirate of Afghanistan)". Mohammad Naeem (ảnh), phát ngôn viên chính trị của Taliban, tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Afghanistan. Ảnh: Reuters.Nhiều nước và tổ chức quốc tế đã lên tiếng trước tình hình hiện tại ở Afghanistan. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres (ảnh) “kêu gọi Taliban và các bên kiềm chế tối đa để bảo vệ sinh mạng người dân và đảm bảo các nhu cầu nhân đạo có thể được tiếp cận”. Theo Al Jazeera, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp về tình hình ở Afghanistan vào ngày 16/8. Ảnh: Reuters.Giáo hoàng Francis (ảnh) kêu gọi đối thoại để chấm dứt xung đột ở Afghanistan, nhằm giúp người dân nước này được sống trong hòa bình và an ninh. Ảnh: Reuters.Người phát ngôn văn phòng đối ngoại của Pakistan Zahid Hafeez Chaudhri nói với Geo News TV ngày 15/8: “Chúng tôi lo ngại về tình hình ngày càng xấu đi ở Afghanistan… Chúng tôi chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc đóng cửa Đại sứ quán của mình”. Ảnh: Binh sĩ Afghanistan tại thủ đô Kabul ngày 15/8. Ảnh: Reuters.Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg (ảnh) bày tỏ lo ngại rằng tình trạng bất ổn sẽ "tràn sang châu Âu". Ảnh: Reuters.Ngoại trưởng Anh Dominic Raab lo ngại sâu sắc về tương lai của Afghanistan và kêu gọi lực lượng Taliban ngừng hành động bạo lực. Truyền thông Anh đưa tin, Thủ tướng Boris Johnson (ảnh) sẽ triệu tập quốc hội vì cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Afghanistan. Ảnh: Politico.Đài truyền hình Thụy Điển đưa tin, nước này sẽ sơ tán tất cả nhân viên Đại sứ quán khỏi Kabul. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer (ảnh) cho biết chính phủ Đức có kế hoạch “thiết lập một trung tâm ở quốc gia thứ ba bên ngoài Afghanistan” có thể hoạt động như một trạm trung chuyển để đưa mọi người rời khỏi đất nước Afghanistan và quay trở lại Đức. Ảnh: AP.Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (ảnh) nhấn mạnh tổ chức này vẫn duy trì sự hiện diện ngoại giao ở thủ đô Kabul và đang bảo đảm hoạt động của sân bay quốc tế Hamid Kazai. Ảnh: Reuters.Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo khẳng định chưa công nhận Taliban là lực lượng điều hành Afghanistan. Ảnh: Các chiến binh Taliban ở Herat, Afghanistan, ngày 14/8. Ảnh: Reuters.Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (ảnh) ngày 15/8 cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden tập trung "trước tiên vào sự an toàn và an ninh" của các nhân viên ngoại giao. Ảnh: Bloomberg.Qatar ngày 15/8 đã kêu gọi một quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình ở Afghanistan. Ảnh: Các tay súng Taliban ở Herat ngày 14/8. Ảnh: Reuters.Đại sứ quán Ấn Độ sẽ không đóng cửa ở thủ đô Kabul nhưng các quan chức đang làm việc nhanh chóng để có kế hoạch sơ tán. Ảnh: Hành khách Afghanistan đi về phía sân bay ở thủ đô Kabul ngày 15/8. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Taliban đánh bom trụ sở cảnh sát Afghanistan (Nguồn video: THĐT)
Ngày 15/8, lực lượng Taliban đã tràn vào thủ đô Kabul, nắm quyền kiểm soát và dự định tuyên bố thành lập "Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (Islamic Emirate of Afghanistan)". Mohammad Naeem (ảnh), phát ngôn viên chính trị của Taliban, tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Afghanistan. Ảnh: Reuters.
Nhiều nước và tổ chức quốc tế đã lên tiếng trước tình hình hiện tại ở Afghanistan. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres (ảnh) “kêu gọi Taliban và các bên kiềm chế tối đa để bảo vệ sinh mạng người dân và đảm bảo các nhu cầu nhân đạo có thể được tiếp cận”. Theo Al Jazeera, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp về tình hình ở Afghanistan vào ngày 16/8. Ảnh: Reuters.
Giáo hoàng Francis (ảnh) kêu gọi đối thoại để chấm dứt xung đột ở Afghanistan, nhằm giúp người dân nước này được sống trong hòa bình và an ninh. Ảnh: Reuters.
Người phát ngôn văn phòng đối ngoại của Pakistan Zahid Hafeez Chaudhri nói với Geo News TV ngày 15/8: “Chúng tôi lo ngại về tình hình ngày càng xấu đi ở Afghanistan… Chúng tôi chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc đóng cửa Đại sứ quán của mình”. Ảnh: Binh sĩ Afghanistan tại thủ đô Kabul ngày 15/8. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg (ảnh) bày tỏ lo ngại rằng tình trạng bất ổn sẽ "tràn sang châu Âu". Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab lo ngại sâu sắc về tương lai của Afghanistan và kêu gọi lực lượng Taliban ngừng hành động bạo lực. Truyền thông Anh đưa tin, Thủ tướng Boris Johnson (ảnh) sẽ triệu tập quốc hội vì cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Afghanistan. Ảnh: Politico.
Đài truyền hình Thụy Điển đưa tin, nước này sẽ sơ tán tất cả nhân viên Đại sứ quán khỏi Kabul. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer (ảnh) cho biết chính phủ Đức có kế hoạch “thiết lập một trung tâm ở quốc gia thứ ba bên ngoài Afghanistan” có thể hoạt động như một trạm trung chuyển để đưa mọi người rời khỏi đất nước Afghanistan và quay trở lại Đức. Ảnh: AP.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (ảnh) nhấn mạnh tổ chức này vẫn duy trì sự hiện diện ngoại giao ở thủ đô Kabul và đang bảo đảm hoạt động của sân bay quốc tế Hamid Kazai. Ảnh: Reuters.
Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo khẳng định chưa công nhận Taliban là lực lượng điều hành Afghanistan. Ảnh: Các chiến binh Taliban ở Herat, Afghanistan, ngày 14/8. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (ảnh) ngày 15/8 cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden tập trung "trước tiên vào sự an toàn và an ninh" của các nhân viên ngoại giao. Ảnh: Bloomberg.
Qatar ngày 15/8 đã kêu gọi một quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình ở Afghanistan. Ảnh: Các tay súng Taliban ở Herat ngày 14/8. Ảnh: Reuters.
Đại sứ quán Ấn Độ sẽ không đóng cửa ở thủ đô Kabul nhưng các quan chức đang làm việc nhanh chóng để có kế hoạch sơ tán. Ảnh: Hành khách Afghanistan đi về phía sân bay ở thủ đô Kabul ngày 15/8. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Taliban đánh bom trụ sở cảnh sát Afghanistan (Nguồn video: THĐT)